Điểm danh và hướng dẫn cách phòng các bệnh thường gặp khi mang thai

Mẹ bầu 29/01/2018 14:13

Sức khỏe bà bầu luôn được coi trọng và quan tâm nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Do vậy, các mẹ hay gặp bệnh nào, cách phòng bệnh khi mang thai ra sao đều được giới thiệu chi tiết trong bài, xin được gửi đến các mẹ cùng gia đình tham khảo và tự chăm sóc bản thân cả mẹ và bé khỏe mạnh nhất.

Phòng bệnh khi mang thai luôn là một vấn đề quan trọng và được nhiều người quan tâm. Vậy, cụ thể thì cách phòng các bệnh thường gặp khi mang thai ra sao, cần chú ý những gì, các bệnh này có nguy hiểm hay không đều xin mời các mẹ và gia đình tìm hiểu ở những thông tin dưới đây nhé. 

Giới thiệu cách phòng bệnh khi mang thai

Hướng dẫn phòng ngừa nghẹt mũi khi mang thai

Đề phòng nghẹt mũi khi mang thai
Đề phòng nghẹt mũi khi mang thai. Ảnh: Internet

Khi mới mang thai nhiều chị em bị nghẹt mũi, chảy nước mũi hệt như dấu hiệu đang bị ốm vậy nhưng không phải, nó là hiện tượng viêm mũi thai kỳ khiến nhiều người lầm tưởng là đang bị cúm mà mua thuốc đấy. Nguyên nhân là do lượng hóc môn estrogen tăng cao trong máu khiến niêm mạc mui sưng màng nhầy, làm mũi chảy nhiều chất nhờn hơn. Hơn nữa, lượng máu trong cơ thể bắt đầu tăng lên khiến cho các mạch máu cũng nở ra làm góp phần tăng tình trạng viêm mũi thai kỳ.

Các chị em nên uống nhiều nước, sử dụng nước muối nhỏ mũi, đi ra ngoài đường đeo khẩu trang để tránh khói bụi, tăng cường sử dụng tỏi vì tỏi có tính chống viêm giúp giảm tình trạng nghẹt mũi rất nhạy. 

Phòng táo bón khi mang thai 

Tình trạng táo bón khi mang thai là tình trạng cực kỳ dễ gặp vì lúc này, hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm chạp hơn do ảnh hưởng hóc môn khi mang thai và bị thai nhi chèn ép. Hơn nữa khi các mẹ uống sắt và canxi bổ sung cho em bé thì bản thân mẹ lại sẽ tình trạng táo bón. 

Táo bón khi mang thai không khắc phục tốt có thể sẽ chuyển sang bệnh trĩ
Táo bón khi mang thai không khắc phục tốt có thể sẽ chuyển sang bệnh trĩ. Ảnh: Internet

Để khắc phục cũng như phòng táo bón khi mang thai, ngay từ ban đầu nên xây dựng các thói quen, chế độ ăn uống tốt như uống đủ 8 ly nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, hoa quả để bổ sung chất xơ, ăn khoai lang, uống nước táo xem như là một cách nhuận tràng đơn giản mà các mẹ có thể áp dụng. 

Các chị em phải hết sức chú ý vì tình trạng táo bón để lâu chuyển sang bệnh trĩ gây ra nhiều đau đớn và bất tiện cực kỳ cho các mẹ khi mang thai.

Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai 

Trái ngược với tình trạng táo bón thì nhiều mẹ lại gặp phải tiêu chảy khi mang thai, do sự thay đổi hóc môn, chế độ ăn uống và dinh dưỡng đột ngột là nguyên nhân chủ yếu gây ra. Để phòng tiêu chảy trước tiên các mẹ nên xây một chế độ ăn uống bổ sung hợp lý, có sự theo dõi và tư vấn trước của bác sĩ. Uống nhiều nước để phòng ngừa mất nước nhưng kiêng tuyệt đối các loại nước ngọt có ga, đồ uống nhiều đường,...

Phòng ngừa cao huyết áp khi mang bầu 

Nếu bản thân mẹ không bị cao huyết áp từ đầu thì khoảng đến tuần 20 các mẹ sẽ bắt đầu gặp phải tình trạng cao huyết áp thai kỳ, nó sẽ biến mất khoảng 6 tuần sau sinh. Cao huyết áp thai kỳ nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng tiền sản giật, sinh non, thận bị tổn thương gây suy thận,...Thế nên đề phòng bệnh khi mang bầu với cao huyết áp các mẹ nên: 

  • Không ăn đồ quá mặn, giảm lượng muối tiêu thụ một ngày, nhất là với những mẹ có tiền sử bị cao huyết áp.
  • Uống đủ nước. 
  • Kiêng rượu, bia thuốc lá, caffein, các chất kích thích khác. 
  • Tập thể dục khi mang thai đều đặn.

Tránh căn bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai 

Tiểu đường thai kỳ cũng là tình trạng nhiều mẹ gặp phải khi mang thai
Tiểu đường thai kỳ cũng là tình trạng nhiều mẹ gặp phải khi mang thai. Ảnh: Internet

Khi mang thai do phải nạp nhiều năng lượng nuôi cả mẹ lẫn con cũng như sự thiếu hụt nội tiết nên các mẹ rất dễ gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Khi mắc phải tiểu đường thai kỳ thì con sinh ra thường to gây khó khăn và đau đớn cho mẹ. Cũng như sau sinh nếu không giảm được lượng đường trong máu, rất có thể mẹ sẽ mắc phải căn bệnh tiểu đường mãn tính. 

Do vậy, để phòng tiểu đường thai kỳ các mẹ nên: 

  • Ăn nhiều chất xơ, rau xanh và hoa quả. 
  • Không được bỏ bữa, thay vào đó là chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi nhỏ ăn một ít là được. 
  • Không ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt có ga,...

Đề phòng căn bệnh viêm âm đạo khi mang thai 

Khi mang thai thì môi trường âm đạo cũng thay đổi và là cơ hội lý tưởng để các vi khuẩn, nấm tấn công. 

Để phòng viêm nhiễm âm đạo khi mang bầu các mẹ chú ý: 

  • Không mặc quần áo ướt, nhất là quần nhỏ, ưu tiên nên mặc loại có chất vải cotton, thoáng mát, hút mồ hôi và nhanh khô. 
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ và thường xuyên.
  • Khi có triệu chứng thì nên đi khám bác sĩ để có thể kê đơn dùng thuốc diệt nấm và vi khuẩn mà không ảnh hưởng thai nhi. 
  • Nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua được chứng minh là có thể giúp ngăn ngừa nấm phát triển.

Trên đây là danh sách các bệnh thường gặp cũng như cách phòng bệnh khi mang thai mà các mẹ, nhất là mang thai lần đầu cần nắm rõ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và sớm đón thiên thần xinh xắn và bụ bẩm nhé.

Sinh con năm 2018 tháng nào tốt?

Sinh con năm 2018 tháng nào tốt? hẳn là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Để có câu trả lời chi tiết nhất thì bố mẹ hãy tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây nhé.

TIN MỚI NHẤT