Mở rộng điều tra vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khán giả liên quan đến Công ty cổ phần Asia Life và Công ty cổ phần Chị Em Rọt, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm 5 bị can, trong đó có Hoa hậu Nguyễn Thùy Tiên.
- Nóng: Phát hiện gần 30 nhãn mì chính không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc trên thị trường
- Phát hiện, xử lý 48 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc ở Lào Cai
Theo thông tin từ VnExpress, ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) ra quyết định bắt tạm giam hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên để điều tra về hành vi Lừa dối khách hàng.
C01 xác định, kẹo Kera là của Thùy Tiên và các cổ đông công ty Chị Em Rọt hợp tác làm ăn chung. Trong đó Tiên được hưởng lợi nhuận theo thỏa thuận góp vốn tương đương 30%, còn các cổ đông còn lại góp 70%.
Cùng vụ án, ngày 3/4, C01 đã bắt tạm giam Nguyễn Thị Thái Hằng (tức Hằng Du Mục, Chủ tịch HĐQT Chị em Rọt) và Phạm Quang Linh (tức Quang Linh Vlogs, thành viên HĐQT) cùng hai người khác để điều tra về tội Lừa dối khách hàng, theo Điều 193 Bộ luật Hình sự.
Riêng Nguyễn Phong bị điều tra tội Sản xuất hàng giả là thực phẩm, theo Điều 198.

Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, qua quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra xác định kẹo Kera là sản phẩm của Công ty CP tập đoàn Chị Em Rọt, do Công ty CP Asia Life sản xuất là hàng giả.
Sản phẩm này đã được Công ty CP tập đoàn Chị Em Rọt bán ra thị trường 135.325 hộp trong thời gian từ 12-12-2024 đến ngày 19-3-2025, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Tại chương trình "Việt Nam hôm nay" phát sóng trên kênh VTV1 vào chiều 6-4, đại tá Trần Quốc Cường - trưởng Phòng điều tra và thẩm định hồ sơ tố tụng, thuộc văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết hoa hậu này có liên quan đến vụ án.

Theo đại tá Cường, trong vụ án này Nguyễn Phong - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Asia Life - được xác định là người tổ chức sản xuất kẹo rau củ. Phong có hành vi chỉ đạo nhân viên trong việc thu mua nguyên vật liệu không đúng.
"Đáng lẽ nguyên vật liệu là bột rau được thu mua từ các nông trại của các nhà sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, thì lại chỉ đạo nhân viên mua sẵn bột rau có các hàm lượng dưới mức tiêu chuẩn (từ 0,61 đến 0,75%), trong khi công bố là 28%. Đặc biệt, đối tượng còn cho chất sorbitol chiếm tỉ lệ 35% trong thành phần, cùng các chất phụ gia khác mà không công bố cho người tiêu dùng biết", đại tá Trần Quốc Cường thông tin.