Ngoài các loại mì chính đã bị xử lí gần đây, hiện nay trên thị trường vẫn còn gần 30 loại mì chính không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ do các tổ chức, cá nhân tự trộn lẫn, san chia, sang chiết, đóng gói lại và bán tràn lan trên thị trường, không chỉ tại các chợ, tạp hóa, mà ngay cả trong các siêu thị lớn trên toàn quốc.
- Khoảnh khắc đàn cá heo gần 100 con 'nhảy múa' tại vịnh Nha Trang 'gây sốt' mạng xã hội
- Từ ngày 29/5: Mưa dông ở TP.HCM và Nam Bộ sẽ gia tăng, có nơi mưa to đến rất to
Theo thông tin từ báo Sức khỏe và Đời sống, thị trường nhiều phen rúng động trước hàng loạt vụ việc phát hiện mì chính giả, mì chính san chia, đóng gói lại đe dọa sức khỏe người dân. Trong đó, có thể kể đến như Công ty TNHH Famimoto Việt Nam bị Công An Phú Thọ đột kích và phát hiện 40 tấn mì chính (mì chính) giả cùng hơn 1.220 tấn mì chính mì chính san chia, đóng gói có dấu hiệu vi phạm về chỉ dẫn tem mác.
Công an tỉnh Phú Thọ đột kích và thu giữ mì chính giả, không rõ xuất xứ của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam hôm 24/4 vừa qua.
Hiện nay trên thị trường vẫn còn gần 30 nhãn hiệu mì chính không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc. Các sản phẩm này được các tổ chức, cá nhân tự ý pha trộn, san chia, sang chiết và đóng gói lại, sau đó bán ra thị trường, không chỉ tại các chợ, cửa hàng tạp hóa mà còn xuất hiện cả trong các siêu thị lớn trên toàn quốc. Theo khảo sát sơ bộ dựa trên thông tin ghi trên bao bì, có gần 30 loại mì chính không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ do các tổ chức, cá nhân tại 9 tỉnh, thành phố đang tự san chia, đóng gói lại và cho lưu thông trên thị trường cả nước, bao gồm:

Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, sự thiếu minh bạch thông tin sản phẩm khiến người tiêu dùng dễ nhầm tưởng đây là các sản phẩm mì chính được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam. Việc sử dụng các loại mì chính này trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe người tiêu dùng, chưa kể nếu có rủi ro trong sử dụng cũng khó có căn cứ để khiếu nại.
Không chỉ người tiêu dùng, tình trạng mì chính san chia, đóng gói lại bán tràn lan còn ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp chân chính.
Trong khi các doanh nghiệp san chia, đóng gói lại chỉ cần nhập khẩu mì chính từ các nguồn không rõ xuất xứ, nguồn gốc, sau đó trộn lẫn, san chia, đóng gói lại rồi đưa ra thị trường, không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng mà chỉ trang bị thiết bị đóng gói đơn giản, thì các doanh nghiệp chân chính phải đầu tư đáng kể vào xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, sử dụng nguồn nguyên liệu nông nghiệp trong nước… để sản xuất mì chính trực tiếp tại Việt Nam.

Điều này dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất mì chính trong nước bị giảm lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, khi thuế suất nhập khẩu mì chính từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc vào Việt Nam bằng không, những đơn vị nhập khẩu mì chính về để san chia, đóng gói lại không phải chịu thuế nhập khẩu, kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế trong nước.
Với chiến dịch và sự vào cuộc mạnh mẽ tới đây của Chính phủ, hy vọng không chỉ mì chính mà tất cả các mặt hàng không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc sẽ sớm được xử lý, góp phần thanh lọc thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, doanh nghiệp.


Trong lúc đó, người tiêu dùng có thể tự bảo vệ bản thân và gia đình bằng việc kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua để tránh mua phải các mặt hàng san chia, đóng gói lại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Các sản phẩm mì chính san chia, đóng gói lại có mặt sau bao bì thường ghi các thông tin: Đóng gói tại, hoặc Cơ sở đóng gói, hoặc Phối trộn tại, hoặc Hoàn tất tại…
Với các sản phẩm mì chính được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, mặt sau bao bì chỉ thể hiện một trong các thông tin Xuất xứ: Việt Nam, hoặc Sản xuất tại: Tên và địa chỉ công ty tại Việt Nam.