Chuỗi ngày vượt cửa tử "kinh hoàng" của F0: Xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai tấn công... và di chứng sau bệnh chỉ ai từng nhiễm mới hiểu

Đời sống 21/09/2021 06:44

"Hãy nhớ rằng virus tàn phá, làm suy giảm chức năng của những bộ phận bên trong cơ thể mà mắt thường không thể nhìn thấy được, đó là phổi, là tim... Nên kết quả âm tính với virus là điều đáng mừng nhưng đừng quên những di chứng vẫn còn trong cơ thể".

"Trở thành F0 có đáng sợ không?" - Hẳn đó là câu hỏi mà rất nhiều người trong số chúng ta tò mò. Nếu bạn còn đang thắc mắc rằng cảm giác khi mắc COVID-19 sẽ như thế nào, thì hãy theo dõi hành trình chiến đấu với bệnh tật dưới đây của anh Lê Tùng Mậu (sinh năm 1978, trú tại Bình Thạnh, TP.HCM) để có câu trả lời cho riêng mình.

"COVID thật sự đáng lo ngại, virus tìm đến các vị trí yếu nhất trên cơ thể bạn để tấn công"

Khu vực nơi gia đình anh Mậu sinh sống đã bị phong tỏa suốt 2 tháng nay, hàng ngày gia đình anh đặt mua thực phẩm ở siêu thị nội khu, chỉ ra cửa để nhận đồ cứu trợ... vì thế chính anh cũng bất ngờ, không rõ nguồn lây bệnh của mình từ đâu.

Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 10/8, anh có triệu chứng sốt, đau họng, đau xoang. Kết quả test nhanh cho thấy vợ chồng anh và cậu con trai 14 tuổi đã dương tính, còn hai bé nhỏ 9 tuổi và 4 tuổi âm tính.

Ngay lập tức vợ chồng anh đã đưa 2 con nhỏ vào không gian riêng để tránh lây nhiễm. Đồng thời liên hệ với y tế phường để nhờ giúp đỡ.

Chuỗi ngày vượt cửa tử 'kinh hoàng' của F0: Xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai tấn công... và di chứng sau bệnh chỉ ai từng nhiễm mới hiểu - Ảnh 1
Chuỗi ngày vượt cửa tử 'kinh hoàng' của F0: Xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai tấn công... và di chứng sau bệnh chỉ ai từng nhiễm mới hiểu - Ảnh 2

Chuỗi ngày vượt cửa tử 'kinh hoàng' của F0: Xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai tấn công... và di chứng sau bệnh chỉ ai từng nhiễm mới hiểu - Ảnh 3

Một người mắc COVID-19, sẽ có cảm giác ra sao? Anh Mậu kể trong 6 ngày đầu tiên, mắt anh luôn đỏ rực, lồi ra, nóng rát. Phần lưng đau buốt, ớn lạnh từng cơn từ gáy đến gót chân, bụng sình trương, nóng rực quặn thắt từng cơn. Cả người đổ mồ hôi từ sáng tới tối. Chân tay lúc nào cũng lạnh ngắt, nổi gân xanh lét.

"Có những lúc tôi không còn nhận thức được về thời gian. Chỉ biết rằng thở được là được, dù rằng hơi thở nóng như cái lò rực lửa. Ngay cả đi tiểu, tôi cũng thấy mình như thải ra nước sôi vậy", anh Lê Tùng Mậu kể lại.

Thế nhưng, đó chưa phải tất cả những gì mà anh từng trải qua. Ngày mắc bệnh thứ 7 mới là ngày anh cảm thấy kinh hoàng nhất. Xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai tấn công, nóng như chưa từng nóng, rát như chưa từng rát và nhức nhối giật từng cơn.

"Ngày hôm ấy, toàn thân tôi lạnh toát, tôi vừa run rẩy vừa chụp lấy chiếc mũ len, đi vội đôi tất ngay lập tức. Tôi thở dốc, mồ hôi ướt đẫm cả ngày, sốt nóng lạnh, đau phổi và ho ra máu. Tôi lúc tỉnh lúc mê, phản ứng chậm dần, tưởng chừng mê man và không còn cảm nhận được gì nữa", anh Mậu nói.

May sao, lúc anh trở nặng thì vợ anh vẫn còn tỉnh táo để chăm sóc chồng. Anh được vợ hỗ trợ ngâm chân và đắp gừng nóng lên xoang, lưng, họng... Trong lúc mê man, anh bỗng bừng tỉnh khi được vợ cho uống nước hẹ xay, cay xộc thẳng lên não.

Ngày thứ 10, anh bắt đầu bị ho. Nhưng đó không phải những cơn ho bình thường mà là "ho quằn quại hết cơn này tới cơn khác". Bụng thì rỗng vì nhiều ngày không ăn được do đó những cơn ho như rút ruột ra ngoài, bụng đau như chưa bao giờ đau như thế!.

10 ngày chiến đấu với bệnh tật, anh Mậu nhìn vào gương và thấy thần sắc mình như đã tiêu biến hết, mặt mũi hóp sọp thấy rõ.

Anh cũng nhận ra rằng: "COVID thật sự đáng lo ngại. Vì khi đó bạn gần như không thể tự chăm sóc cho mình nếu như có chuyển biến nặng. Virus tìm đến các vị trí yếu nhất trên cơ thể bạn để tấn công, ngay kể cả tinh thần".

Vượt qua "tử thần" COVID-19 nhờ sự chăm sóc của vợ

Đến giờ, anh Mậu vẫn cảm thấy biết ơn vợ vì chị chính là người đã cứu sống anh. Anh kể rằng, trong lúc anh mê man, vợ anh đã nhớ về phương pháp đắp gừng, tỏi mà thời còn ở Hà Nội vẫn hay áp dụng trong những ngày đông lạnh giá. May mắn sao, trong nhà lúc này lại có sẵn 2 loại gia vị này.

Chị lấy gừng, tỏi tươi đi giã nhuyễn thêm chút muối, cho vào lò vi sóng hoặc chảo rang khoảng 2 phút cho ấm. Sau đó, đắp trực tiếp lên phần xoang trán, xoang má, cổ họng và 2 lá phổi phía sau lưng cho anh Mậu (dùng băng y tế để cố định trên lưng).

"Lúc đắp, gần như ngay lập tức tôi thấy nóng ran ở những khu vực có gừng tỏi. Và cũng gần như ngay lập tức cơ thể tôi giãn ra, tìm lại được hơi thở, nhịp thở đều dần, phổi đỡ bó, đỡ đau", anh nói.

Chuỗi ngày vượt cửa tử 'kinh hoàng' của F0: Xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai tấn công... và di chứng sau bệnh chỉ ai từng nhiễm mới hiểu - Ảnh 4
Chuỗi ngày vượt cửa tử 'kinh hoàng' của F0: Xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai tấn công... và di chứng sau bệnh chỉ ai từng nhiễm mới hiểu - Ảnh 5

Nhận thấy việc đắp gừng tỏi hiệu quả, vợ anh kết hợp thêm "combo" ngâm chân nước nóng gừng tỏi cho 3 F0 trong nhà.

"Nhẹ hết cả người, cảm giác như trút được chiếc áo bông ngấm đầy nước nặng trịch ra khỏi cơ thể", anh Mậu cho hay.

Chuỗi ngày vượt cửa tử 'kinh hoàng' của F0: Xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai tấn công... và di chứng sau bệnh chỉ ai từng nhiễm mới hiểu - Ảnh 6

Ngày hôm sau, với sự tư vấn của người thân, vợ anh Mậu đã mua một bó hẹ và bỏ thêm chút gừng xay thành nước uống. Một cảm giác cay xộc lên não, nhưng nó chính là "thần dược" giúp anh bừng tỉnh.

"Với combo gừng - tỏi - hẹ, tôi nhẹ nhàng trở được mình sau bao ngày nằm một tư thế vì cứ trở mình là đau không chịu nổi. Rồi nhịp thở cũng dần dần tìm lại. Cứ thế tôi áp dụng 3 ngày liên tiếp. Phổi đã bớt đau, bắt đầu thèm ăn uống. Và sau khi ăn được thì bụng hết chướng. Bắt đầu đi lại nhẹ nhàng, cảm nhận và phản ứng được mọi thứ xung quanh. Cứ thế tôi làm từng bước nhỏ một, kiên trì không sốt ruột".

3 F0 trong gia đình anh Mậu đã dần khỏe lại và có kết quả âm tính vào ngày 25/8 vừa qua.

Những di chứng sau bệnh mà chỉ ai từng nhiễm mới hiểu được

Sau khi COVID đi xa, anh Mậu nhận ra cơ thể đang phải đón nhận những tổn thương nặng nề mà chỉ những ai từng nhiễm virus mới hiểu. Đó là: Giảm trí nhớ, mắt kém, sụt cân, mất cơ, tóc bạc, rụng tóc cả mảng, da khô bong tróc, cơ thể mệt vã mồ hôi mỗi khi làm việc. Và điều khiến anh lo lắng nhất đó chính là có thể đâu đó những cục máu đông vẫn tiềm ẩn...

Cơ thể chỉ mới hồi phục, các cơ quan chưa thực sự đi đúng quỹ đạo nên điều cần làm không phải là vội vã mà là nên lắng nghe phản ứng cơ thể từng chút để điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất cho hợp lý với từng ngày, từng tuần.

Chuỗi ngày vượt cửa tử 'kinh hoàng' của F0: Xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai tấn công... và di chứng sau bệnh chỉ ai từng nhiễm mới hiểu - Ảnh 7
Chuỗi ngày vượt cửa tử 'kinh hoàng' của F0: Xoang và họng như có hàng vạn quả cầu gai tấn công... và di chứng sau bệnh chỉ ai từng nhiễm mới hiểu - Ảnh 8Sau khi khỏi bệnh, anh Mậu tập thói quen phơi nắng 1 giờ mỗi ngày.

Anh Mậu cho hay, để sớm phục hồi thì F0 sau bệnh nên tìm niềm vui giải trí, thư giãn tái tạo năng lượng cho hệ thần kinh, tập thở với các bài tập thở cho phổi, ăn thức ăn phù hợp, giảm tải cho hệ tiêu hoá, uống bổ sung vitamin 3B, thuốc trợ hệ tim mạch, hệ thần kinh...

Đặc biệt, anh khuyên các F0 vừa khỏi bệnh hãy dành thời gian phơi nắng khoảng 1 giờ mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ vitamin D. Đồng thời, hơi ấm của mặt trời đi qua da sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, góp phần mang lại cho cơ thể buồng phổi khoẻ mạnh sau bao ngày phải nằm trong nhà với cánh cửa đóng kín.

"Hãy nhớ rằng virus tàn phá, làm suy giảm chức năng của những bộ phận bên trong cơ thể mà mắt thường không thể nhìn thấy được, đó là phổi, là tim, là mạch máu và các cơ quan nội tạng khác... Nên kết quả âm tính với virus là điều đáng mừng nhưng đừng quên những di chứng vẫn còn trong cơ thể", anh Mậu nói.

Sau khi trải qua COVID-19, anh Mậu cảm thấy mình thực sự may mắn. Mới đây, anh đã đăng ký làm F0 tình nguyện viên với mong muốn có thể chia sẻ những khó khăn với bà con trong lúc toàn dân căng mình chống dịch!.

Làm gì khi tiêm vaccine COVID-19 nhưng không có chứng nhận trên cổng thông tin tiêm chủng?

Nhiều trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi từ lâu nhưng vẫn không được cập nhật, không có mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử trong mục Chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.

TIN MỚI NHẤT