Đường phèn - hiểm nguy khi lạm dụng

Dinh dưỡng 07/07/2023 12:04

Đường phèn là một trong những gia vị quen thuộc với người Việt, nhưng không ít người vẫn thắc mắc, bản chất đường phèn là gì? Đường phèn làm từ gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm về tác dụng của đường phèn cũng như những rủi ro sức khỏe của loại đường này nếu sử dụng không đúng cách.

Đường phèn là gì?

Đường phèn là loại đường được tạo ra từ quá trình kết tinh từ mía, củ cải, cây thốt nốt,… Loại đường này có chứa saccharose và các nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành đường fructose và glucose.

Đường phèn có kết cấu cứng, nó giống như một tinh thể đường lớn, hay cũng có khi được đóng gói thành hình đá vuông, thường có màu vàng nhạt hoặc có màu nâu đậm. Đường phèn chứa ít đường, ít calo hơn so với đường cát trắng vì thế nó được đánh giá tốt hơn và thường thay thế đường cát trắng. 

Trong một thìa đường phèn (khoảng 4g đường phèn) có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau: 25 calo, 0g chất đạm, 0g chất béo, 6,5g Carbohydrate, 0g Chất xơ, 6,5g đường. Đường phèn cung cấp năng lượng nhưng không cung cấp lượng vitamin hay khoáng chất cho cơ thể. 

Đường phèn - hiểm nguy khi lạm dụng - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của đường phèn trong nấu ăn

Đường phèn không giống như đường cát, nó không trắng tinh, nhỏ mịn, cũng không ngọt sắc; thế nhưng chính cái vẻ xù xì, cái vị ngọt thanh không thể nhầm lẫn lại khiến nó được nhiều bà nội trợ yêu thích. Người ta có câu “ngọt như đường cát, mát như đường phèn” chính là để khen ngợi vị ngọt mát, không khé và rất dịu nhẹ của loại đường này.

Nếu ai đó hỏi đường phèn có tác dụng gì, trước hết chúng ta có thể khẳng định nó là một loại gia vị. Chúng ta ít khi nêm đường phèn vào nước chấm, nộm hay kho thịt, nhưng những món chè, món chưng, hay các hũ hoa quả ngâm lại không thể thiếu đường phèn.

Đường phèn - hiểm nguy khi lạm dụng - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của đường phèn với sức khỏe con người

Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Trong dân gian, đường phèn thường được biết nhiều trong việc dùng làm bài thuốc trị ho. Có một số cách dùng đường phèn phối hợp với các thực phẩm khác để chữa bệnh rất hiệu quả.

– Giải nhiệt, thanh mát cơ thể: Những món như chè đậu đen đường phèn, yến chưng đường phèn, nước nha đam đường phèn sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng, thư giãn hơn. Đây cũng là những thứ giúp giải nhiệt cơ thể rất hữu ích trong mùa hè.

– Cung cấp năng lượng: Đường phèn cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng glucose, giúp cơ thể tỉnh táo và có sức lực để làm việc trong ngày dài.

– Giảm stress: Các nghiên cứu và nhiều trường hợp thực tế đã chỉ ra cảm giác thanh mát mà đường phèn mang lại có thể làm giảm stress và nâng cao sự nhạy cảm của các giác quan.

– Chữa ho: Đường phèn góp mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa ho. 

Đường phèn - hiểm nguy khi lạm dụng - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Một số nguy cơ khi ăn đường phèn sai cách

Như đã nói ở phía trên, đường phèn có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe của chúng ta, nhưng nếu lạm dụng, sử dụng sai cách, nó có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều loại bệnh lý. Cụ thể như sau:

Đường phèn có nguy cơ gây béo phì

Nếu ăn quá nhiều đường phèn, bạn sẽ dễ bị tăng cân và nếu kéo dài, không được kiểm soát sẽ dẫn tới tình trạng béo phì. Khi đã béo phì, cơ thể bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau.

Ăn nhiều đường phèn gây tiểu đường

Khi ăn quá nhiều đường phèn, bạn cũng có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Đây là loại bệnh dễ dàng gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Những người ăn quá nhiều đường, trong đó có đường phèn sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch. Vì thế tốt nhất, bạn chỉ nên ăn ở mức vừa phải để bảo vệ sức khỏe. 

Ăn đường phèn quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng

Thực tế, đường phèn không gây hại trực tiếp đến răng miệng. Nhưng khi bạn ăn quá nhiều đường phèn, kết hợp với chăm sóc vệ sinh răng miệng chưa bảo đảm sẽ chính là cơ hội để tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào răng và gây bệnh. Sau một thời gian dài, khuẩn bệnh có thể gây mòn men răng, gây sâu răng và cũng có thể gây ra nhiều bệnh lý về răng khác. 

Thậm chí, vi khuẩn có thể tác động lên mô nướu gây ra tình trạng viêm nướu, để bệnh kéo dài mà không được điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu, tiêu xương, cũng như mô quanh răng, rất nguy hiểm. Vì thế, lời khuyên cho bạn là sau khi ăn đường phèn cũng như một số loại đồ ngọt, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng khuẩn bệnh bám vào răng và gây bệnh. 

Đường phèn - hiểm nguy khi lạm dụng - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

 

Chị em đổ xô mua hàu về bồi bổ chồng, kết cục vì sai lầm này mà rước cả tấn ký sinh vào người

Hàu là một loại hải sản. Đây là một trong những món ăn được cho là vô cùng bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có công dụng tăng cường chức năng sinh lý, đồng thời cải thiện khả năng sinh sản. Thực chất ăn hàu nhiều có tốt không?

TIN MỚI NHẤT