Loại thịt có vị mặn, được người xưa ví là ‘thượng phẩm’ dùng làm thuốc, bổ dưỡng không kém gì sâm

Dinh dưỡng 29/07/2023 07:45

Loại thịt quen thuộc này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời khiến mọi người ai cũng thích thú muốn ăn các món từ chim bồ câu.

Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được gọi là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), trứng chim (cáp điểu noãn).

Vào thời xưa, chim bồ câu hiếm nên được coi là quý và bổ, thịt bồ câu rất được coi trọng. Trong sách “Bản thảo cương mục” có viết: “Động vật có cánh thì vô cùng nhiều, nhưng chỉ có chim cánh trắng (bồ câu) là có thể làm thuốc”.

Thịt bồ câu có tính bình, vị mặn, tác dụng bổ thận kiện tỳ vị, ích khí huyết. Thịt bồ câu dùng cho trường hợp gầy yếu, hư nhược, khí huyết hư, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt, phụ nữ huyết hư tắc kinh, người chuẩn bị mang thai,…

Loại thịt có vị mặn, được người xưa ví là ‘thượng phẩm’ dùng làm thuốc, bổ dưỡng không kém gì sâm - Ảnh 1
Thịt chim bồ câu ngon, bổ. Ảnh minh họa: Internet

Cách làm thịt chim bồ câu đúng chuẩn

Khác với các loại gia cầm khác, chim bồ câu sau khi bạn mua về chỉ cần làm chết, không cần cắt tiết, bởi huyết chim bồ câu rất tốt. Tiếp đó, bạn vặt sạch hết lông chim bồ câu, lông chim rất dễ nhổ, bạn không cần phải nhúng vào nước quá nóng sẽ làm tuột lớp da chim nhìn không còn đẹp mắt.

Sau khi đã vặt hết lông chim bồ câu, có thể sẽ còn sót lại phần lông tơ, với lông tơ bạn có thể dùng lửa thui chim sao cho cháy hết là được. Kế tiếp, bạn rửa sao cho thật sạch hết lông cháy và bụi bẩn bám trên thịt chim, để ráo. 

Chim sau khi đã làm sạch, bạn dùng kéo cắt xung quanh phần hậu môn rồi cắt rộng ra để lấy hết lòng mề và tim gan của chim ra. Bạn cần làm cẩn thận để lòng phèo không bị bể, sẽ làm bẩn ổ bụng chim bồ câu.

Bạn có thể rửa sạch lại thịt chim bồ câu một lần nữa và để ráo nhưng để tránh mất chất bạn nên cẩn thận phần nội tạng lúc lấy ra và không cần rửa lại chim bồ câu là tốt nhất.

Một số món ngon từ thịt chim bồ câu:

Xôi chim bồ câu

Loại thịt có vị mặn, được người xưa ví là ‘thượng phẩm’ dùng làm thuốc, bổ dưỡng không kém gì sâm - Ảnh 2

Xôi bồ câu ra ràng có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngào ngạt và có một hương vị độc đáo riêng. Ảnh minh họa: Internet

 

Gạo nếp ngâm nước lạnh trong 4 - 4,5 giờ đồng hồ, rồi để ráo nước.

Trộn đều gạo với đường, muối, mỡ chim bồ câu, đem hấp chín. Sau đó, rãi ra để nguội.

Thịt chim lọc xương, băm hoặc thái nhỏ, xào chín, rồi trộn cùng xôi, đem hấp lần hai. Hoặc băm nhỏ cả xương, sau đó cho vào cối giã nhuyễn cùng với các gia vị. Chim sau khi giã nhuyễn ướp rồi để 15 phút cho ngấm gia vị.

Xôi đơm ra đĩa, rắc hành khô lên bề mặt xôi.(Nếu không thích ăn hành khô thì có thể phi thơm và xào cùng thịt chim)

Xôi bồ câu ra ràng có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngào ngạt và có một hương vị độc đáo riêng.

Cháo chim bồ câu

Loại thịt có vị mặn, được người xưa ví là ‘thượng phẩm’ dùng làm thuốc, bổ dưỡng không kém gì sâm - Ảnh 3

Cháo chim câu hạt sen đậu xanh cho người ốm mau hồi phục sức khoẻ. Ảnh minh họa: Internet

Cho đậu xanh và gạo vào nồi, thêm lượng nước vừa ăn rồi bắc lên bếp nấu. Khi nước sôi, cho hạt sen vào, đảo đều và nấu cho đến khi hạt sen nhừ, gạo nở đều.

Sau đó, cho phần thịt chim và thịt bằm đã xào vào, nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường và một chút muối vào rồi đảo đều. Nấu với lửa vừa từ 5 – 7 phút, nêm nếm gia vị lại lần cuối rồi tắt bếp. Cho hành lá, ngò rí, tiêu xay và hành phi vào cháo là hoàn tất.

Cháo chim câu hạt sen đậu xanh cho người ốm mau hồi phục sức khoẻ.

Loại rau dân dã của người Việt được mệnh danh "rau trường thọ", giải độc, chống oxy hóa tuyệt vời

Rau lang là một trong những loại rau dân dã ở Việt Nam và có thể gặp được ở bất cứ đâu, đặc biệt trong những mâm cơm vào mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những công dụng tuyệt vời mà loại rau này mang lại.

TIN MỚI NHẤT