Loại quả được mệnh danh như 'kim cương đỏ', giá vài trăm ngàn 1kg vẫn cháy hàng: Mỗi ngày ăn vài hạt không khác thuốc trường sinh

Dinh dưỡng 09/11/2023 12:25

Kỷ tử đỏ có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, loại thảo dược này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt hiệu quả cho người cao tuổi.

Dược liệu của sức khỏe

Theo Medlatec, kỷ tử là dược liệu được dùng trong Đông y từ xa xưa, được nhận xét là có vị ngọt, tính bình, chủ yếu dùng cho các bài thuốc an thần, ích khí, trừ phong, cường thịnh âm đạo và nhuận phế,...

Dựa trên ghi chép của Sổ tay lâm sàng trung dược, kỷ tử có chứa hoạt chất là betaine (cũng được tìm thấy trong rau bina và củ cải đường), rất tốt cho da và tóc, cải thiện tình trạng nếp nhăn nên được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.

Loại quả được mệnh danh như 'kim cương đỏ', giá vài trăm ngàn 1kg vẫn cháy hàng: Mỗi ngày ăn vài hạt không khác thuốc trường sinh - Ảnh 1
Loại dược liệu quen thuộc được nhập từ Trung Quốc có tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: VietNamNet 

Những chất dinh dưỡng của kỷ tử còn được khám phá chi tiết trong Nghiên cứu của Triệu Hủ Huấn và Từ Quốc Quân (Trung Quốc) đó là: mỗi 100g kỷ tử, ta sẽ bắt gặp 150mg canxi, photpho 6,7mg, caroten 3,96mg cùng 18 loại axit amin, các chất khoáng khác như sắt, kẽm, phốt pho và vitamin B2. Đặc biệt, nếu so sánh với rau bina cùng đậu nành thì hàm lượng sắt của kỷ tử lớn hơn rất nhiều, điều này cũng tương tự khi so sánh hàm lượng beta-caroten của kỷ tử với cà rốt.

GS Từ Tích Sơn làm việc trong ngành thuốc đông y đã hơn 60 năm, được người dân Trung Quốc gọi là "kỳ nhân bốc thuốc" vì những thành tựu trong nghề dược đông y trong suốt cuộc đời ông. GS Sơn cho rằng, kiên trì ăn hạt kỷ tử còn tốt hơn uống đông trùng hạ thảo. 

Theo thống kê, kể từ triều đại nhà Hán đến triều đại nhà Thanh (TQ) có khoảng 32 tài liệu y tế nổi tiếng nhất ghi lại tác dụng của kỷ tử đối với việc dưỡng sinh và kéo dài tuổi thọ

Loại quả xuất từ Trung Quốc bán khắp chợ Việt

Theo anh Lê Văn Hải, đầu mối bán thực phẩm ở Thanh Xuân (Hà Nội) chia sẻ trên Báo VietNamNet, cho hay, kỷ tử bán tại chợ Việt đều là hàng sấy khô được nhập từ Trung Quốc. Do dễ bảo quản nên anh thường nhập về số lượng lớn, lên tới vài tạ mỗi chuyến, để phục vụ nhu cầu khách mua sỉ và mua lẻ.

Kỷ tử nhập về được anh chia thành từng túi trọng lượng 250gram, 0,5kg hay 1kg. Mọi người thường mua kỷ tử sấy khô về làm các món canh hầm, xào, hấp, nấu chè hay hãm làm trà uống hàng ngày.

Một số cơ sở sản xuất chè dưỡng nhan, gói gia vị thuốc bắc làm món canh hầm,... thường xuyên nhập sỉ vài cân đến cả chục cân mỗi lần. Nhờ đó, một tháng riêng kỷ tử đỏ sấy khô anh tiêu thụ hết 70-80kg tuỳ theo mùa. Chị Phạm Thị Nhàn, đầu mối bán set nguyên liệu chè dưỡng nhan và gói gia vị hầm thuốc bắc, chia sẻ, trong mỗi set nguyên liệu kỷ tử đỏ chỉ khoảng 15-20gram. Một tuần, chị sử dụng hết 10kg kỷ tử. Chưa kể, lượng kỷ tử bán theo túi trọng lượng 0,5kg, chị cũng tiêu thụ trên dưới 20kg mỗi tuần.

Loại quả được mệnh danh như 'kim cương đỏ', giá vài trăm ngàn 1kg vẫn cháy hàng: Mỗi ngày ăn vài hạt không khác thuốc trường sinh - Ảnh 2
Kỷ tử được ưa chuộng trong các gia đình Việt. Ảnh: Internet

Hạt kỷ tử chị bán chỉ 300.000 đồng/kg, không quá đắt đỏ so với các loại quả khô khác trên thị trường. Trong khi, kỷ tử được các bà nội trợ chuộng mua vì có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Khách mua về làm nguyên liệu chế biến các món ăn, thậm chí làm đồ ăn vặt hàng ngày.

Các tác dụng khác của kỷ tử

Thông tin trên trang Vinmec chia sẻ tác dụng của kỷ tử sau đây: 

- Tính vị: Quả kỷ tử có vị ngọt và tính bình.

- Quy kinh: Vị thuốc quy vào kinh Thận, Phế, Can.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, quả kỷ tử có tác dụng dược lý sau đây:

- Điều tiết và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống nội tiết của cơ thể.

- Bảo vệ chức năng gan, ức chế sự lắng đọng lipid trong gan và đẩy nhanh tốc độ tái sinh tế bào gan.

Loại quả được mệnh danh như 'kim cương đỏ', giá vài trăm ngàn 1kg vẫn cháy hàng: Mỗi ngày ăn vài hạt không khác thuốc trường sinh - Ảnh 3
Kỉ tử nhai một lượng nhỏ mỗi ngày mang lại lợi ích. Ảnh: Internet

- Điều chỉnh rối loạn lipid trong máu.

- Làm chậm hay giảm thiểu sự hình thành những mảng xơ vữa trong huyết quản.

- Điều hòa huyết và giãn mạch.

- Làm nhanh tốc độ tạo huyết của tủy xương

- Trẻ hoá và làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.

- Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa phóng xạ bên trong cơ thể.

- Hạ đường huyết tốt.

Theo Y học cổ truyền, quả kỷ tử có những công dụng sau đây:

- Cường thịnh âm đạo và bổ ích tinh huyết;

- An thần, minh mục, bổ ích tinh bất túc;

- Nhuận phế, tư thận;

- Nhuận phế, sinh tân, bổ thận, ích khí;

- Bổ thận, can, nhuận phế, minh mục, sinh tinh huyết.

- Tư dưỡng can thận;

Chủ trị:

Chứng âm huyết hư tổn, can thận âm hư, chứng tiêu khát, khái thấu, hư lao.

Điều trị chứng chóng mặt, hoa mắt do huyết hư, đau thắt lưng, di tinh, tiểu đường.

 

Khi dùng kỷ tử cần lưu ý những gì?

Theo Medlactec, mặc dù kỷ tử rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại dược liệu này. Cụ thể:

- Dùng kỷ tử sẽ giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch nhưng đồng thời nó cũng tăng sinh nhiệt, làm nóng cơ thể. Chính vì vậy trong trường hợp bạn đang gặp phải tình trạng cảm sốt, bị tiêu chảy, viêm nhiễm thì không nên dùng kỷ tử;

- Kỷ tử không thích hợp để sử dụng cho những người hay cáu giận, tâm tính nóng nảy, huyết áp cao hoặc người ưa thích ăn thịt khiến sắc mặt đỏ hồng vì sẽ càng khiến cho hỏa khí trong người tăng cao;

- Dùng kỷ tử quá nhiều còn gây ra tác dụng phụ là khiến mắt bị đỏ, giảm sút thị lực, khó chịu khi nhìn;

- Kỷ tử phù hợp với người có sức đề kháng suy giảm, thể trạng hư nhược. Bên cạnh đó khi dùng kỷ tử phải hết sức kiên trì, ăn với lượng nhỏ mỗi ngày mới đạt được hiệu quả.

Báo VnExpress chia sẻ từ Sohu, kỷ tử lưu ý với một số đối tượng sau đây:

- Người dễ bị dị ứng: Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với chất kích thích hoặc thức ăn tốt nhất không nên tự ý ăn kỷ tử. Kỷ tử có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng dị ứng và gây hại lớn cho cơ thể.

- Người bị cảm sốt: Người bị cảm sốt không nên ăn kỷ tử, do loại quả này rất nóng. Khi sốt, hỏa khí trong người thường mạnh, nếu lại ăn đồ nóng, cơ thể sẽ không thể chịu được, dẫn đến cảm sốt nặng hơn.

- Bệnh nhân cao huyết áp: Trên thực tế, bệnh nhân cao huyết áp nếu ăn kỷ tử đúng cách sẽ không gây cảm giác khó chịu rõ ràng. Tuy nhiên, họ không nên ăn với số lượng nhiều hoặc trong thời gian dài. Kỷ tử có tác dụng dưỡng huyết ích khí, ăn nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình thông máu toàn thân, từ đó làm tăng áp lực lên thành mạch, làm bệnh tăng huyết áp nặng thêm.

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu kỷ tử?

Theo VTC, kỷ tử thuộc nhóm thuốc bổ huyết trong y học cổ truyền, là vị thuốc có thể sử dụng trong nhiều món ăn bổ dưỡng, phòng chữa bệnh.

Kỷ tử được dùng để sắc, hãm dùng như trà, làm viên hoàn… Liều dùng: 8 – 20g/ ngày.

Kỷ tử có nhiều tác dụng tốt với cơ thể nhưng bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Được mệnh danh 'vua các loại rau', loại cây mọc dại ven hồ còn là bài thuốc nhuận tràng, phòng bệnh tiểu đường, phụ nữ sau sinh dùng rất tốt

Ăn rau dớn giúp lưu thông máu. Chất nhớt trong lá, thân giúp nhuận tràng. Cành và lá rau này có thể phơi khô làm trà uống.

TIN MỚI NHẤT