Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ: Triệu chứng và cách khắc phục

Chăm sóc con 26/02/2020 06:00

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Trên đây là những triệu chứng bố mẹ cần biết.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ: Triệu chứng và cách khắc phục - Ảnh 1

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu gồm: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo… Viêm đường tiết niệu không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở cả trẻ em. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em khó nhận biết hơn so với người lớn, đồng thời để lại những di chứng và biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó, bố mẹ cần phải hết sức lưu ý.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Ở trẻ em, các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trên thực tế, việc phát hiện các triệu chứng ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi khó khăn hơn so với trẻ lớn.

Khi bị viêm đường tiết niệu trẻ thường có các biểu hiện như:

- Trẻ bị sốt nhe, sốt cao hoặc kéo dài

- Đau, ngứa, nóng rát khi đi tiểu, mót tiểu nhiều lần trong ngày

- Nước tiểu có mùi khai nồng, bị đục hay thậm chí có thể có máu

- Khó chịu, ớn lạnh, thậm chí có thể nôn mửa

- Trào ngươc bàng quang, niệu quả

- Trẻ có thể biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ: Triệu chứng và cách khắc phục - Ảnh 2

Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu trẻ thường hay quấy khóc (Ảnh minh họa)

Khắc phục nhiễm trùng đường tiết niệu cho trẻ như thế nào?

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bố mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất dể thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

- Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Do đó, sau khi được chẩn đoán, cần làm hướng dẫn và khuyến nghị của bác sỹ, dùng thuốc theo đúng theo chỉ định.

- Theo dõi tần suất đi tiểu của trẻ. Thường xuyên hỏi xem trẻ xem con cảm thấy thế nào và con có cảm thấy đau khi đi tiểu không.

- Cần trẻ uống nhiều nước, không cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga hay trà… Ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau củ quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn và giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu.

Biện pháp phòng ngữa nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ

- Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ, bố mẹ cần cần phải luôn quan tâm đến việc vệ sinh và những sinh hoạt thường ngày của trẻ, không nên phó thác cho ông bà cũng như thầy cô giáo.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ: Triệu chứng và cách khắc phục - Ảnh 3

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là biện pháp giúp trẻ ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu hiệu quả (Ảnh minh họa)

- Đối với những trẻ nhỏ cần lau khô và thay tã cho trẻ ngay sau khi đi vệ sinh, cần xem có cặn trắng ở bỉm không mỗi khi thay bỉm.

- Đối với các bé gái, bố mẹ nên vệ sinh từ trước ra sau (vệ sinh từ lỗ tiểu ra sau hậu môn) để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng.

- Đối với các bé trai, cần quan sát trẻ đi tiểu nếu thấy phồng bao quy đầu hoặc tia tiểu nhỏ cần cho trẻ khám ngay vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.

- Bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng cách và sạch sẽ. Ngoài ra, hãy chọn loại đồ lót thoáng mát cho trẻ, tránh các chất liệu tổng hợp không thấm mồ hôi.

Nấu cháo bằng thực phẩm kỵ nhau, con mãi không lớn mà còn đổ bệnh

Khi nấu cháo cho bé, mẹ bỉm sữa phải đặc biệt chú ý tránh kết hợp những thực phẩm kỵ nhau, bởi nếu không, trẻ ăn mãi sẽ không lớn, thậm chí còn mắc bệnh.

TIN MỚI NHẤT