Mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh giúp con yên giấc hàng đêm

Chăm sóc con 30/04/2020 11:43

Trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ có thể là do nguyên nhân bệnh lý gây ra, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chiều cao và trí não. Vì thế, bố mẹ nên xác định rõ nguyên nhân để tìm ra mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Chất lượng giấc ngủ sẽ bị giảm sút khi trẻ giật mình nhiều lần trong đêm. Các chuyên gia nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu trẻ giật mình liên tục sẽ gây nên tình trạng thiếu ngủ làm cho não tự loại bỏ đáng kể các tế bào thần kinh và khớp thần kinh. Đồng thời gây nên hàng loạt hệ lụy về đến sức khỏe và đời sống, cụ thể đối với gan, trong khung giờ từ 1-3h sáng, cơ quan này hoạt động rất mạnh để bài tiết các chất độc hại. Nhưng khi trẻ giật mình làm cho giấc ngủ chập chờn trong khoảng thời gian này thì hoạt động của gan sẽ bị rối loạn, quá trình đào thải độc tố bị gián đoạn, dù có được ngủ bù và kéo dài hơn cũng không thể cứu vãn.

meo chua giat minh cho tre so sinh
Trẻ sơ sinh khi ngủ hay bị giật mình

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến giấc ngủ của trẻ và cần tìm ra mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh để giúp con lấy được sự cân bằng, ngủ ngon, tốt cho sự phát triển cả về thể chất, trí não và cảm xúc.

Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ

Hiện tượng trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ chủ yếu do 2 nguyên nhân gây ra là: sinh lý, môi trường và bệnh lý. Nếu là do các nguyên nhân sinh lý và môi trường như tâm lý bất an, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi; tiếng ồn lớn; hay từ phản xạ Moro. Trong đó, phản xạ Moro là một phản xạ sinh lý bình thường và vô hại, vì sau sinh bé chuyển từ môi trường trong tử cung của mẹ sang môi trường mới nên tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa. Phản xạ này sẽ hết sau khi trẻ được 3 - 6 tháng tuổi. Vì vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng.

Nếu do nguyên nhân bệnh lý như: Trào ngược dạ dày, thiếu Canxi, bị ốm, bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài hoặc hệ thần kinh trung ương bị tổn thương thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chữa trị hiệu quả, làm giảm nguy cơ bị chậm nhận thức.

meo chua giat minh cho tre so sinh 1
Trẻ giật mình khi ngủ có thể là do tiếng động từ bên ngoài tác động

Trẻ bị giật mình liên tục khi ngủ bộ não sẽ dễ bị tổn thương. Bởi trong năm đầu tiên kể từ khi chào đời, não bộ của trẻ chưa hoàn thiện hoàn toàn. Do đó, sự phát triển của não bộ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích, khiến cho khả năng học hỏi và xử lý tình huống sau này trở nên kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Ngoài ra, giật mình khi ngủ còn gây ra một số các hệ lụy khác như suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa, dẫn đến trẻ dễ bị ốm, ngừng thở, nhiễm trùng huyết… Vì vậy, việc cha mẹ chủ động tìm hiểu về các cách làm cho trẻ hết giật mình khi ngủ là điều rất cần thiết. Do đó, vào những lúc rảnh, thay vì chơi game hay nghe nhạc, mẹ hãy đọc sách hoặc lên mạng tìm hiểu thông tin, tự trang bị cho mình kiến thức hữu ích, để có phương pháp kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả nhất.

Mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Giật mình có thể chỉ diễn ra trong vài giây ngắn ngủi, nhưng lại khiến bé thức giấc về đêm và thường xuyên quấy khóc. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số cách làm cho trẻ sơ sinh hết giật mình như: ôm ấp, vỗ về, để bé ở gần cơ thể bố mẹ càng gần càng tốt, quấn khăn… bé sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn, từ đó xua tan đi nỗi sợ hãi, để bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Bên cạnh đó, để trẻ không còn giật mình khi ngủ thì mẹ cần đảm bảo thế giới xung quanh cần được giống như lúc trong bụng mẹ khá yên tĩnh và vô cùng ấm cúng. Mặc dù lúc đó bé có thể nghe được âm thanh, nhưng sẽ không quá dữ dội như bên ngoài.

meo chua giat minh cho tre so sinh 2
Mẹ ôm ấp khi ngủ trẻ sẽ không bị giật mình

Khi chào đời, do chưa thích ứng được với sự ồn ào từ tiếng từ tivi mở không ngừng, tiếng đồ vật lỡ tay làm rơi leng keng, tiếng máy móc kêu thậm chí là tiếng chó sủa… tất cả sẽ làm trẻ cảm thấy bất an và dễ giật mình. Do đó, không gian ngủ của trẻ cần phải được yên tĩnh.

Nếu được thì mẹ nên cho bé ở phòng cách âm. Căn phòng được bố trí hợp lý, nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh từ 28-29 độ C. Đồng thời cần giảm tối đa ánh sáng khi bé ngủ.

Khi bé bắt đầu ngủ thì hãy dùng gối ôm để chặn người hoặc dùng áo sạch của mẹ để trẻ có cảm giác luôn có mẹ bên cạnh, sau đó vỗ về một chút để bé ngủ sâu giấc. Đặc biệt, bé cần được bú sữa no trước khi ngủ một tiếng, để ấm bụng và không bị đói khi ngủ, cũng như cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bị thiếu chất, nhất là Canxi, chấm dứt tình trạng giật mình thức giấc vào nửa đêm.  

meo chua giat minh cho tre so sinh 3
Mẹ cần thay tã cho trẻ trước khi đi ngủ

Nguồn sữa mẹ là dinh dưỡng quan trọng của bé sơ sinh, nhất là trong 6 tháng đầu đầu. Vì thế, để bổ sung Canxi cho con, mẹ cần ăn nhiều đậu tương, trái cây tươi, lòng đỏ trứng gà, rau và các loại hải sản như tôm, cua, cá hồi, cá mòi, cá thu, hàu sữa… Đây là những thực phẩm giúp sữa mẹ sau sinh có nhiều Canxi. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung ngay các thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày vừa tốt cho sức khỏe lại có thể làm giảm được tình trạng giật mình khi ngủ của bé.

Ngoài ra, mẹ cũng cần cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D. Bởi loại vitamin này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ, làm  tăng hấp thu Canxi và phosphat ở ruột cũng như tăng tái hấp thu Canxi ở thận, tham gia vào quá trình Canxi hóa sụn tăng trưởng.

meo chua giat minh cho tre so sinh 4
Phơi nắng cung cấp vitamin D cho trẻ sơ sinh 

Đồng thời, vitamin D còn có vai trò điều hòa nồng độ Canxi trong máu luôn hằng định, để Canxi không bị huy động từ xương ra làm ổn định nồng độ Canxi trong máu. Chính vì vậy, khi trẻ sơ sinh được 7-10 ngày mẹ hãy cho bé tắm nắng khoảng 15 phút vào buổi sáng trong khung giờ từ 6-8 giờ mỗi ngày.

Theo các chuyên gia, dù là trẻ sơ sinh mẹ cũng hãy khuyến khích con vận động, hãy cho bé nằm sấp để tự ngóc đầu lên, tập kiểm soát đầu và cổ. Việc này sẽ giúp trẻ cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng thời gian ngủ, thúc đẩy giấc ngủ theo nhiều cách khác nhau bao gồm giảm căng thẳng, giúp não bộ thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ. Chính vì vậy, một trong những mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh hiệu quả mẹ nên áp dụng đó là khuyến khích trẻ vận động nhiều vào buổi sáng và buổi trưa để giúp thiết lập lại chu kỳ giấc ngủ hàng ngày của trẻ.

Tuy nhiên, để con không bị giật mình khi ngủ, ba mẹ không nên vui đùa với con trước khi ngủ để tránh làm bé bị kích thích thần kinh. Đồng thời luôn đảm bảo tã của bé được thay kịp thời, sạch sẽ, êm ái, thấm hút nhanh và tốt để nâng niu giấc ngủ. Quần áo phải mềm mại, thoải mái, tạo cảm giác dễ chịu tối đa có như vậy bé mới ngủ ngon, không bị giật mình.

meo chua giat minh cho tre so sinh 5
Cho trẻ bú no trước 1 tiếng khi đi ngủ

Vì vậy, nếu bạn đang còn băn khoăn không biết làm cách nào để bé ngủ không giật mình thì hãy thử ngay những biện pháp ở trên. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé, vì vậy mẹ cần quan sát bé mỗi ngày để nhận biết con có giật mình khi ngủ hay không để can thiệp sớm đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt nhất cho con.

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình: 8 loại bệnh lý không ngờ tới!

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình – hiện tượng không chỉ đến từ nguyên nhân bên ngoài mà còn có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm. Đừng chủ quan nếu bé nhà bạn đang gặp tình trạng này, hãy tham khảo những hữu ích được đề cập dưới đây để có cách xử trí kịp thời ngay.

TIN MỚI NHẤT