Bé thở khò khè là bệnh lý gì, cần xử trí như thế nào để nhanh khỏi bệnh?

Chăm sóc con 26/04/2020 18:33

Bé thở khò khè là dấu hiệu mà các mẹ không nên chủ quan bỏ qua. Cần hiểu đúng nguyên nhân và có cách xử trí khoa học nhất khi bé nhà bạn rơi vào tình trạng này.

1. Thở khò khè là gì? Cách nhận biết như thế nào?

Bé thở khò khè là tiếng thở bất thường khi bị tắc nghẽn đường hô hấp từ khí quản ngực đến các phế quản nhỏ.

Khi bị viêm đường hô hấp dưới, các phế quản bị viêm nhiễm, xuất hiện dịch nhầy và dẫn đến phù nề, tắc nghẽn. Việc hô hấp trở nên khó khăn do đường lưu thông của không khí bị cản trở,  tạo ra âm thanh khò khè.

be tho kho khe ảnh 1
Bé thở khò khè là tiếng thở bất thường khi bị tắc nghẽn đường hô hấp từ khí quản ngực đến các phế quản nhỏ

Tiếng khò khè có thể nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, nghe âm trầm. Cha mẹ có thể áp sát tai và gần miệng trẻ, nghe kỹ tiếng thở của trẻ. Tốt nhất nên kiểm tra tiếng thở khi trẻ nằm im. Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè rất khó phát hiện, phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ.

Thông thường trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thở bằng mũi. Kích thước lỗ mũi của trẻ lại khá nhỏ nên rất dễ bị ho, nghẹt mũi. Do trẻ có sức đề kháng kém, bị cảm làm trẻ thở khụt khịt.

be tho kho khe ảnh 2
Bé thở khò khè, đặc biệt là đối với dấu hiệu trẻ khó thở vì đó có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nặng

Tiếng thở khò khè bất thường (tình trạng nặng) với tiếng thở do tắc mũi thông thường cũng tương tự nhau. Do đó, cha mẹ cần lưu ý phân biệt đúng.

Để xác định tình trạng trẻ bị thở khò khè bất thường hay chỉ do nghẹt mũi, chỉ cần dùng 2 - 3 giọt nước muối nhỏ mũi để làm thông thoáng mũi hơn. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở dễ chịu hơn. Khi áp sát tai gần miệng trẻ để nghe kỹ lại tiếng thở của trẻ, nếu tình trạng nặng hơn, sẽ nghe trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

2. Trẻ sơ sinh ho khò khè là biểu hiện của bệnh gì?

be tho kho khe ảnh 3
Bé bị viêm phế quản thở khò khè

Trẻ sơ sinh bị ho khò khè chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Các bệnh như: hen suyễn, hen phế quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, thường gặp nhất là do hen suyễn, với trẻ trên 18 tháng tuổi, viêm tiểu phế quản,  với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Đặc biệt, ho khò khè có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm phổi. Cần được phát hiện và có cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh kịp thời. Bởi bệnh viêm phổi có thể tiến triển rất nhanh, khiến hệ hô hấp của trẻ bị tác động xấu, thậm chí là đe dọa tính mạng.

be tho kho khe ảnh 4
Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thì rất có thể là do bị trào ngược dạ dày thực quản

Nếu như bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thì rất có thể là do trẻ đang bị trào ngược dạ dày thực quản. Xuất hiện tình trạng này là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. 

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không?

Mẹ không cần lo lắng nếu bé vẫn ăn ngủ tốt, không bị giảm sút cân, không sốt. Có thể đó là dấu hiệu sinh lý do bé bị ọc sữa và trớ sữa gây ra. Bé sẽ tự điều chỉnh được chỉ sau khoảng vài tháng và hết khò khè.

Tuy nhiên, nếu bé bị khò khè thường xuyên kèm theo những dấu hiệu: không chịu bú, thường xuyên khóc, hay bị nôn mạnh phun thành vòi và không tăng cân, người gầy sút đi thì đó là dấu hiệu của bệnh lý. 

be tho kho khe ảnh 5
Kéo dài tình trạng thở khò khè có thể sẽ dẫn đến đau tức ngực, cảm thấy mệt mỏi, chậm phát triển ở trẻ

Thực quản bị tổn thương do acid trong dạ dày bị trào ngược lên trên làm tổn thương thực quản khiến bé khó chịu, quấy khóc liên tục, ăn uống khó khăn. Kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến đau tức ngực, cảm thấy mệt mỏi, chậm phát triển ở trẻ. Đặc biệt còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý rất nguy hiểm khác.

Ngoài ra, trẻ bị ho khò khè kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần thì có thể là do các nguyên nhân khác như trẻ có dị vật ở đường thở, phế quản bị chèn ép, bị bệnh lao, phù phổi, hoặc mắc một số dị tật bẩm sinh ở phế quản…

3. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè?

Tình trạng thở khò khè nguy hiểm khi nào? Có thể thở khò khè là dấu hiệu báo trước của một số bệnh lý. Do đó, tốt nhất là các mẹ đừng chủ quan và kịp thời đưa trẻ đi khám bác sỹ nếu trẻ rơi vào một trong những trường hợp sau:

+ Trẻ thở khò khè kèm theo khó thở, rối loạn tri giác, khó chịu hay li bì và tái phát liên tục.

be tho kho khe ảnh 6
Trẻ thở khò khè kèm theo khó thở, rối loạn tri giác, khó chịu

+ Cần kịp thời đưa tới bệnh viện ngay khi trẻ dưới 3 tháng tuổi  bị khò khè vì đây là có thể là triệu chứng bệnh nặng.

+ Tình trạng khò khè kéo dài, dai dẳng từ 3-4 tuần cần được khám tại chuyên khoa để được làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

+ Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kể cả các loại thuốc kháng viêm, long đờm, kháng sinh cho trẻ. Những loại thuốc này không những không giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn khiến tình trạng trẻ thở khò khè nặng hơn.  

4. Phải làm sao khi trẻ thở khò khè vào ban đêm?

Để  giúp bé yêu chống lại các cơn khò khè, ngon giấc hơn, cha mẹ cần:

+ Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, vệ sinh mũi sạch sẽ. Hút mũi cho trẻ để loại bớt dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, giúp trẻ dễ thở hơn.

+ Điều chỉnh tư thế ngủ hợp lý.

+ Mặc ấm cho trẻ.

be tho kho khe ảnh 7

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho trẻ

+ Dùng dầu gió cho trẻ.

+ Cho trẻ uống chút nước.

+ Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, vệ sinh mũi sạch sẽ. Hút mũi cho trẻ để loại bớt dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, giúp trẻ dễ thở hơn.

+ Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để trẻ có nhiều nước, dưỡng chất.

+ Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có những biểu hiện nguy hiểm như: thở rút lõm ngực, ngủ li bì, người tím tái, rối loạn tri thức... 

5. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè

+ Hạ sốt cho trẻ

Nếu trẻ bị khò khè do viêm phổi sẽ thường kèm theo bị sốt cao. Để hạ sốt cho trẻ, bạn cần tích cực chườm ấm và kiểm tra nhiệt độ liên tục. Dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ. 

+ Vỗ lưng giúp trẻ long đờm

Vỗ lưng cho trẻ là cách giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi, long đờm trong phế quản.

be tho kho khe ảnh 8
Vỗ lưng giúp trẻ long đờm

Cách vỗ rung long đờm cho bé như sau:

- Khum bàn tay cho năm ngón tay sát vào nhau, ngón cái ép chặt vào ngón trỏ.

- Gập bàn tay ở chỗ cổ tay lại.

- Vỗ lưng trẻ từ trái sang phải trong khoảng từ 3 - 5 phút. 

- Tránh vỗ vào vị trí dạ dày, xương sống. Chỉ vỗ vào vị trí phổi của trẻ. Tránh vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no vì sẽ dễ khiến trẻ bị nôn trớ. 

+ Vệ sinh cho trẻ

Dùng giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi cho trẻ. Nên vứt bỏ, không tái sử dụng. 

be tho kho khe ảnh 9
Dùng giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi cho trẻ

Chú ý vệ sinh khăn sạch sẽ để tránh vi khuẩn bám trên khăn. Lau dọn nhà cửa, khu vực đặt trẻ, đồ chơi, đồ dùng của trẻ sạch sẽ.

+ Chế độ ăn của trẻ

Khi trẻ bị ho khò khè, bạn cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu. Tránh cho trẻ ăn quá no và nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Để giảm ho, nên cho trẻ uống gừng hoặc quất hấp mật ong... 

be tho kho khe ảnh 10
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu

Cha mẹ nên tiêm phòng vắc-xin cho trẻ đầy đủ theo độ tuổi để chủ động phòng ngừa trẻ bị ho do cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản…

Trên đây là tổng hợp kiến thức về hiện tượng bé thở khò khè, một số bệnh lý có thể khiến trẻ bị ho có đờm, khò khè và khó thở, đồng thời hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả nhất. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, phụ huynh sẽ dễ dàng nhận biết bệnh lý và chủ động hơn khi muốn thăm khám và điều trị cho trẻ.

Chườm lạnh hạ sốt cho trẻ có tốt không?

Sốt cao, co giật ở trẻ khiến nhiều phụ huynh lo lắng và cho rằng nên chườm lạnh để hạ nhiệt độ cho con. Tuy nhiên, việc làm này có thể tiềm ẩn nhiều điều.

TIN MỚI NHẤT