Áp lực vô hình vì bố mẹ mong con sớm “hóa rồng”

Chăm sóc con 17/05/2023 07:52

Cha mẹ mong con hóa rồng không có gì sai, nhưng những đứa trẻ bị ép buộc quá mức sẽ bị choáng ngợp và gánh "sức nặng cuộc đời" đáng lẽ không thuộc về mình.

Trẻ con có quy luật lớn lên của riêng mình, cũng giống như hoa nở vào thời kỳ nhất định. Chỉ có tuân theo quy luật của cuộc sống mới có thể lớn lên khỏe mạnh, nếu dùng sức quá mức sẽ dẫn đến điều đáng tiếc.

Dạy học đúng năng lực là trạng thái giáo dục tốt nhất

Ông Zhou Zhiwen, giáo sư tại Đại học Quốc gia Đài Loan, từng nói: “Trong giáo dục, không thể bỏ rơi bất kỳ đứa trẻ nào”.

Bản thân giáo sư Zhou Zhiwen cũng hiểu sâu sắc về điều này, cô con gái lớn của ông là đứa trẻ chậm chạp hơn những người khác kể từ khi sinh ra.

Khi còn nhỏ, cô bé không giỏi bằng chị gái kém mình 2 tuổi về khả năng quan sát từ ngữ và cảm xúc. Khả năng hiểu biết của cô bé cũng bị hạn chế lại thường hay nghịch ngợm.

Mặc dù giáo sư Zhou Zhiwen và vợ đều là người tài giỏi nhưng đứa con mình đã sinh ra như vậy, dù vất vả nhưng vợ chồng ông chưa từng từ bỏ con gái.

Áp lực vô hình vì bố mẹ mong con sớm “hóa rồng” - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Ở trường, điểm của cô bé không cao, hai vợ chồng ông đã cẩn thận thiết kế một kế hoạch dạy kèm theo tình hình học của con. Để không làm tổn thương lòng tự trọng của con gái, họ chưa bao giờ tỏ ra sốt ruột. Cuối cùng, vợ chồng giáo sư Zhou đã nhận được một kết quả khiến họ bất ngờ.

Trong một lớp đào tạo piano, giáo viên đã khen ngợi cô bé rất có năng khiếu. Biết được ưu điểm của con gái, hai vợ chồng vô cùng phấn khởi, khuyến khích con gái theo học trường âm nhạc chính quy để ngày càng tiến xa hơn con đường âm nhạc.

Rõ ràng, trái tim mạnh mẽ cô bé không thể tách rời khỏi sự giáo dục kiên nhẫn bố mẹ, nếu bố mẹ thiếu kiên nhẫn với con gái, đứa trẻ chậm lớn sẽ khó có đủ tự tin để vượt qua khó khăn.

Chuyên gia Hei Youlong nói: “Nuôi con chậm rãi thực ra là cho chúng nhiều không gian và cơ hội hơn để từ từ vẽ ra bản thiết kế cho cuộc đời mình. Những khúc quanh mà trẻ đã đi qua trên con đường trưởng thành chỉ là một khung cảnh khác trên đường đời. Miễn là trong lòng đứa trẻ tràn đầy tự tin, một ngày nào trẻ sẽ đi thật vững”.

Vì vậy, nếu con của chúng ta không được thông minh, thậm chí “hơi khờ khạo” thì cũng đừng vội từ chối con, hãy cho con thời gian, yên lặng chờ đợi, quan tâm chăm sóc con và tin rằng một ngày nào đó con sẽ thành công.

Cha mẹ càng lo lắng, con càng bất lực

Một số bậc cha mẹ vì ham lợi trước mắt mà quên đi tương lai lâu dài cho con. Họ mong muốn con thành công nhanh chóng mà ép buộc con phải cố quá sức mình. Điều này sẽ khiến họ vô tình tặng cho con mình món quà tồi tệ nhất khi mới trưởng thành.

Cha mẹ mong con hóa rồng không có gì sai, nhưng những đứa trẻ bị ép buộc quá mức sẽ bị choáng ngợp và gánh "sức nặng cuộc đời" đáng lẽ không thuộc về mình.

Làm cha mẹ, nếu mù quáng tìm kiếm điều tốt đẹp nhanh chóng, cũng giống như nắm cát trong tay, càng dùng kỹ thì càng chảy ra nhanh, việc giáo dục con cái cũng vậy.

Cha mẹ càng lo lắng thì càng hạn chế sự tiến bộ của trẻ và trẻ càng bất lực.

Trẻ lớn chậm dễ tiến xa

Cô Chen Meiling từng là một ca sĩ nổi tiếng. Sau khi làm mẹ, cô đã gác lại sự nghiệp và chuyên tâm chăm con. Cuối cùng, cô đã thành công nuôi dạy cả ba người con trở thành thạc sĩ.

Cô không bao giờ đặt ra cái gọi là thời gian biểu cho con. Học mà chơi, chơi mà học là triết lý giáo dục mà cô đã thấm vào con từ nhỏ.

Chen Meiling cho rằng, khiến trẻ không phân biệt được giữa học và chơi là cách tốt nhất để kích thích hứng thú học tập của trẻ.

Khi trẻ có ý thức tự giác tìm ra câu trả lời, trẻ có thể bơi trong thế giới khám phá tri thức mà không bao giờ biết chán.

Áp lực vô hình vì bố mẹ mong con sớm “hóa rồng” - Ảnh 2

Ảnh minh họa.

Chen Meiling không bao giờ đăng ký cho con tham gia các lớp đào tạo, cô thà tiết kiệm phí đào tạo và cùng con đi du lịch khắp nơi. Ví dụ, con trai lớn của cô ấy thích cá, cô đã đưa con đến thăm mọi thủy cung ở Nhật Bản.

So với vô số bậc cha mẹ đã cố gắng hết sức để cải thiện điểm số của con mình từ khi còn nhỏ, Chen Meiling đã để con mình lớn lên trong niềm vui.

Cô coi giáo dục là công cụ để các con theo đuổi ước mơ, bởi cô luôn tin chắc rằng, chỉ khi trong tim đứa trẻ có ước mơ, trái tim nó mới tràn ngập ánh nắng, cho dù thất bại, đứa trẻ cũng không nản lòng, nó sẽ lấy lại dũng khí và tiếp tục bắt đầu.

Trong cuốn sách “Dạy chậm” có một quan điểm như vậy: “Nuôi chậm không phải là chậm về thời gian mà là thả lỏng tâm hồn. Cho phép trẻ em làm những việc thuộc về giai đoạn trưởng thành của chúng là cách giáo dục tốt nhất”.

Nhiệm vụ lớn nhất của tuổi thơ không phải là lớn lên, mà là "chơi". Những trò chơi tự do tưởng chừng như vô tư đó thực chất là những khả năng mà trẻ đã tích lũy được từ thời thơ ấu như giao tiếp xã hội, chống lại căng thẳng, giải quyết vấn đề... Những điều không thể học được trên lớp này lại là vũ khí quan trọng nhất cho sự trưởng thành của trẻ trong tương lai.

Người ta nói rằng việc nuôi dạy con cái của chúng ta thực sự giống như dắt một con ốc sên đi dạo. Đúng vậy, trong cuộc sống, chúng ta luôn vội vã làm mọi việc, và khi bạn dắt một con ốc sên đi dạo, cuộc sống sẽ chậm lại.

Sự lớn lên của trẻ em cần nắng mưa sương gió, cần dinh dưỡng và cần sự chăm sóc cẩn thận của chúng ta, cả quá trình này là một quá trình từ từ và chậm rãi. Trong quá trình nuôi dạy con từ từ, chúng ta hãy cùng con lớn lên và lần lượt gặt hái những điều bất ngờ và xúc động.

Khi con dưới 12 tuổi, có 5 việc cha mẹ nên "thả tay" để con "tự bơi", có như vậy trẻ mới không bị phụ thuộc

Có những thời điểm bố mẹ nên dạy con cách tự lập, hình thành kỹ năng sống từ nhỏ giúp trẻ vững vàng hơn trong tương lai.

TIN MỚI NHẤT