8 quyền lợi của lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi không phải ai cũng biết, quyền lợi thứ 4 quan trọng nhưng hay bị bỏ qua

Xã hội 20/01/2021 20:22

Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có 8 quyền lợi quan trọng nhưng không phải ai cũng biết.

Theo quy định của pháp luật, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được hưởng một số chế độ đặc biệt. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên không đòi hỏi quyền lợi quan trọng dành cho mình.

1. Không bị đuổi việc bất ngờ

Tâm lý chung của nữ lao động trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi là bị sa thải bất ngờ. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng, bởi vì Luật Lao động 2019 quy định lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ không bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

(Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019)

2. Không bị xử lý kỷ luật

Trường hợp người lao động bị vi phạm cần xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động cần xem xét, vì không được xử lý kỷ luật lao động với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019)

3. Có quyền từ chối công tác xa hoặc làm thêm giờ 

Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoàn toàn có quyền từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. Do đó, nhiều mẹ bỉm sữa không cần phải lo lắng vấn đề không có thời gian chăm sóc con.

(Điểm b Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)

lao dong nu 1
Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng có quyền từ chối làm thêm giờ - Ảnh minh họa: Internet

4. Nghỉ mỗi ngày 60 phút 

Mỗi ngày, nữ lao động có quyền nghỉ 60 phút trong thời gian làm việc quy định để nghỉ ngơi, vắt sữa, cho con bú... Tuy nhiên vẫn được tính tiền lương trong thời gian nghỉ. Nếu không có nhu cầu nghỉ ngơi, nữ lao động sẽ có quyền hưởng thêm khoản tiền lương đã làm trong thời gian 60 phút được nghỉ.

(Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

5. Không bị sa thải vì nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Nhiều nữ lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi lo lắng mình bị sa thải và không có chi phí trang trải việc nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, người sử dụng lao động sẽ không có quyền sa thải nữ lao động vì đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi với bất cứ hình thức và lý do nào. 

(Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)

6. Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng cũ hết hạn

Đối với nữ lao động có hợp đồng lao động hết hạn trong lúc nuôi con dưới 12 tháng thì sẽ được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

(Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)

lao dong nu 2
Được ưu tiên giao kết hợp đồng mới khi nuôi con dưới 12 tháng - Ảnh minh họa: Internet

7. Chuyển sang làm việc nhẹ hơn nếu làm công việc độc hại, nặng nhọc

Đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc những công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai thì được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn. Ngoài ra có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 

(Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)

8. Được hưởng 20 ngày phép năm

Thông thường, người lao động được hưởng 12 ngày phép năm, trừ các ngày lễ, Tết, cuối tuần,... Tuy nhiên, với nữ lao động có con ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền sẽ được nghỉ tối đa 20 ngày mỗi năm không bị trừ tiền. Điều kiện là lao động này phải đóng BHXH bắt buộc.

(Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Từ 1/2/2021, lao động nữ không nghỉ ngày 'đèn đỏ' được nhận thêm tiền lương

Trong thời gian hành kinh, lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm.

TIN MỚI NHẤT