TP.HCM lên kế hoạch xây dựng 'thế trận y tế' nhằm ứng phó biến thể Omicron

Tin y tế 14/12/2021 15:28

Vào ngày 14/12, Phó Chủ tịch UBND Dương Anh Đức đã kí văn bản khẩn về kế hoạch xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron tại TP.HCM.

Theo chia sẻ thông tin từ báo Pháp luật TP.HCM, UBND TP.HCM đã có kế hoạch thực hiện với 8 giải pháp chủ yếu nhằm ứng phó với biến chủng Omicron.

Thứ nhất: tăng cường giám sát kiểm dịch tại cửa khẩu hàng không, hàng hải.

TP.HCM sẽ thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch y tế quốc tế, đặc biệt yêu cầu hành khách chuyến bay quốc tể phải có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh, tổ chức cách ly kiểm dịch, xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đặc biệt lưu ý đối với các chuyến bay, chuyến tàu xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron sẽ bắt buộc cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ các quốc gia này (không cho phép cách ly tại nhà), bất kể tiền sử đã tiêm vaccine hoặc đã mắc COVID-19 trước đó. Thành phố cũng sẽ tăng cường các biện pháp an ninh hàng hải, giám sát ngăn chặn và phát hiện sớm, xử lý nghiêm những trường hợp lên bờ, xuống tàu bất họp pháp.

bien chung Omicron
TP.HCM lên kế hoạch ứng phó với biến thể Omicron - Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Thứ hai, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường họp nghi ngờ mắc biến thể Omicron tại địa bàn dân cư, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp.

Ở giải pháp này, TP sẽ tổ chức các hoạt động theo dõi sức khỏe, tầm soát, sàng lọc tại cơ sở y tế, trong cộng đồng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Từ đó, phát hiện và thông báo sớm cho cơ quan chức năng những trường họp nghi ngờ mắc COVID-19 có liên quan đến người nhập cảnh, trường hợp nghi ngờ tái nhiễm COVID-19 để thực hiện xét nghiệm kiểm tra. Trong đó có thể có những trường hợp không phát hiện nhiễm trong quá trình cách ly kiểm dịch sau nhập cảnh. Ngoài ra, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nhập cảnh bất hợp pháp để tiến hành cách ly kiểm dịch, xét nghiệm theo quy định.

Thứ ba, tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm phát hiện sớm nhất các trường hợp nhiễm biến thể Omicron

UBND TP yêu cầu các phòng xét nghiệm chủ động phát hiện sớm trường hợp nhiễm biến thế Omicron bằng cách xem xét dấu hiệu thiếu gen S trong các mẫu xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.

Thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen tất cả các trường hợp dương tính với SARS-CoV-hai  thuộc nhóm sau: người nhập cảnh trong vòng 28 ngày; người tái nhiễm COVID-19. Tất cả các trường hợp trên, sau khi phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 12 để cách ly điều trị và thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen.

Thứ tư, tăng cường cập nhật thông tin liên tục trên thế giới về biến thể Omicron đế có đánh giá đúng mức về sự nguy hiếm, chuấn bị các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và tổ chức truyền thông phù hợp, hiệu quả.

UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị thường xuyên truy cập thông tin từ các trang tin điện tử chính thống như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Châu Âu (ECDC), Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC),... để cập nhật tình hình trong Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp và thông báo đến người dân, cộng đồng. Đồng thời, cập nhật và triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương; truyền thông về biến thể Omicron đến người dân và cộng đồng.

Thứ năm, triển khai đầy đủ, kịp thời việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

TP.HCM chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại ngay từ tháng 12-2021 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ưu tiên các đối tượng nguy cơ. Tiếp tục rà soát trên địa bàn dân cư để vận động và tổ chức tiêm vaccine cho những người chưa tiêm đầy đủ, nhất là những người lớn tuôi, có bệnh nền.

bien chung Omicron1
8 nhóm giải pháp chính ứng phó với biến thể Omicron - Ảnh: Internet

Thứ sáu, kiện toàn và triển khai đồng bộ hệ thống kiểm dịch từ cấp TP đến cấp huyện và cấp xã; ứng phó linh hoạt tùy thuộc theo cấp độ nguy hiểm của dịch do biến thể Omicron gây ra.

Khi phát hiện các trường họp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại TP thì các cơ quan phải tập trung điều tra truy vết tìm nguồn lây ban đầu và người tiếp xúc gần để khẩn trương xử lý dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm.

Tùy theo mức độ nguy hiểm về khả năng lây lan và gây bệnh nặng của biến thể Omicron được cập nhật, kịp thời triển khai các biện pháp kiểm soát dịch tương ứng như truy vết, cách ly tập trung nghiêm ngặt đối với người tiếp xúc gần (F1). Chưa kể, theo dõi, phân tích dữ liệu theo nhóm, chuỗi người nhiễm Omicron đế đánh giá mức độ lây nhiễm, mức độ nặng, tử vong,...

Thứ bảy, tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng. 

UBND TP.HCM yêu cầu TP Thủ Đức và các quận, huyện xây dựng kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp oxy y tế cho các trạm y tế phường, xã, thị trấn để đáp ứng với các cấp độ dịch.

Thứ tám, xây dựng kế hoạch triển khai bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở thu dung, điều tri COVID-19 ở cấp huyện, sẵn sàng kích hoạt và đưa vào hoạt động ngay khi có yêu cầu.

Trong giải pháp này, TP.HCM duy trì các bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 đáp ứng điều trị bệnh trong tình hình mới. Ngoài ra, mỗi địa bàn cấp huyện sẽ phát triến thêm bệnh viện dã chiến (tầng 2) hoặc cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (tầng 1).

Bộ Y tế thông tin về 3 ca nghi mắc biển thể Omicron tại Hồng Kông bay từ Việt Nam

Chiều ngày 14/12, Bộ Y tế cho biết 3 trường hợp nghi mắc biến thể mới tại Hồng Kông (Trung Quốc) bay từ Việt Nam là do chủng Delta.

TIN MỚI NHẤT