THÔNG TIN SỨC KHỎE: Lần đầu tiên sử dụng vaccine điều trị thành công bệnh nhân mắc COVID-19 mạn tính

Tin y tế 13/04/2022 09:21

Bác sĩ Trung tâm Suy giảm Miễn dịch Wales và Đại học Cardiff đã sử dụng thành công vaccine để điều trị cho một bệnh nhân mắc COVID-19. Đây được cho là trường hợp đầu tiên sử dụng vaccine COVID-19 để điều trị thay vì phòng bệnh.

Theo thông tin từ báo Thanh Niên vào tháng 3, một nghiên cứu có thể giúp dự đoán những bệnh nhân Covid-19 nào dễ mắc chứng Covid kéo dài.

Nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học King's College London (Anh) thực hiện, đã phát hiện những bệnh nhân Covid-19 trải qua hơn 5 triệu chứng trong tuần đầu tiên nhiễm bệnh - có nhiều nguy cơ mắc chứng Covid kéo dài hơn.

Các triệu chứng là mệt mỏi, đau đầu, khó thở, khàn giọng và đau nhức cơ hoặc đau nhức cơ thể, theo Health Harvard.

Không chỉ người bệnh nặng, mà cả người bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng đều có thể có nguy cơ phát triển các bệnh khác

Tuổi cao và và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao cũng làm tăng nguy cơ Covid kéo dài.

Mặc dù những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid kéo dài, nhưng bất kỳ bệnh nhân Covid-19 nào cũng đều có thể mắc phải.

Cả người nhiễm Covid19 nhẹ đến trung bình hoặc không có triệu chứng, và không cần nhập viện đều có thể mắc chứng này.

Không chỉ bệnh nhân Covid-19 lớn tuổi, người mắc bệnh nền, mà cả thanh niên còn trẻ, khỏe mạnh cũng đều có thể mắc phải, theo Health Harvard.

Các triệu chứng của Covid kéo dài có thể khác nhau ở mỗi người. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm mệt mỏi, các triệu chứng trở nên nặng hơn sau khi hoạt động thể chất hoặc tinh thần, kém minh mẫn, khó thở, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau đầu, đau khớp, đau ngực, ho và mất vị giác hoặc khứu giác kéo dài.

Nhiều người bị rối loạn chức năng nhận thức hoặc mất trí nhớ.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí y tế JAMA Network Open cho biết hơn một nửa bệnh nhân Covid-19 tiếp tục gặp ít nhất 1 triệu chứng trong 6 tháng sau khi phát bệnh, theo Health Harvard.

THÔNG TIN SỨC KHỎE: Lần đầu tiên sử dụng vaccine điều trị thành công bệnh nhân mắc COVID-19 mạn tính - Ảnh 1
Những bệnh nhân trẻ, khỏe cũng có nguy cơ mắc Covid kéo dài - Ảnh: Chụp màn hình

Mới đây, báo Sức khỏe và đời sống đưa tin, các bác sĩ Trung tâm Suy giảm Miễn dịch Wales và Đại học Cardiff đã sử dụng thành công vaccine để điều trị cho một bệnh nhân mắc COVID-19. Đây được cho là trường hợp đầu tiên sử dụng vaccine COVID-19 để điều trị thay vì phòng bệnh.

THÔNG TIN SỨC KHỎE: Lần đầu tiên sử dụng vaccine điều trị thành công bệnh nhân mắc COVID-19 mạn tính - Ảnh 2
Lần đầu sử dụng vaccin điều trị Covid-19 - Ảnh: Chụp màn hình

Nhiễm trùng COVID-19 mạn tính khác với COVID-19 kéo dài

Ian Lester, 37 tuổi, bác sĩ nhãn khoa ở Pontypridd, người mắc chứng suy giảm miễn dịch di truyền hiếm gặp, đã dương tính với COVID-19 trong 7 tháng rưỡi sau khi nhiễm virus. Cuối cùng, virus đã được loại bỏ khỏi cơ thể anh sau khi các bác sĩ từ Trung tâm Suy giảm Miễn dịch ở Wales sử dụng 2 liều vaccine COVID-19 Pfizer để điều trị và các nhà khoa học từ Đại học Cardiff đã theo dõi phản ứng của hệ thống miễn dịch của anh.

Kết quả cho thấy vaccine đã khởi động thành công hệ thống miễn dịch của Lester để loại bỏ virus và hiện các nhà khoa học hy vọng phương pháp này có thể được sử dụng để điều trị những bệnh nhân khác bị suy giảm miễn dịch. Kết quả này đã được đăng tải trên Tạp chí Miễn dịch học lâm sàng.

Lester mắc Hội chứng Wiskott-Aldrich, một tình trạng hiếm gặp gây suy giảm miễn dịch, vì vậy có phản ứng kém với nhiễm trùng. Khi bị nhiễm COVID-19 vào tháng 12/2020, Lester đã không thể chống lại virus và bệnh kéo dài liên tục trong 218 ngày. Điều này khác với COVID-19 kéo dài, nơi tác động của nhiễm trùng có thể vẫn còn ngay cả khi đã loại bỏ virus.

Trong thời gian này, anh bị các triệu chứng liên tục như tức ngực, mất ngủ, đau đầu, kém tập trung, cực kỳ mệt mỏi và phải tự cô lập trong thời gian dài cùng với các lựa chọn điều trị cho anh cũng rất hạn chế.

Lần đầu tiên vaccine mRNA được sử dụng để loại bỏ nhiễm trùng COVID-19 mạn tính

Giáo sư Stephen Jolles, Trưởng nhóm lâm sàng tại Trung tâm và là Giáo sư danh dự tại Trường Y - Đại học Cardiff, cho biết: "Với các xét nghiệm PCR dương tính liên tục và tác động đến sức khỏe và tinh thần của anh ấy, chúng tôi đã quyết định một phương pháp điều trị độc đáo. Chúng tôi tự hỏi liệu việc tiêm vaccine trị liệu có thể giúp loại bỏ virus bằng cách tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ trong cơ thể hay không. Chúng tôi đã tiêm 2 liều vaccine BioNTech Pfizer, cách nhau một tháng và rất nhanh chóng thấy phản ứng kháng thể mạnh mẽ".

Các nhà nghiên cứu tại Cardiff cũng nhận thấy phản ứng mạnh mẽ của tế bào T - cánh tay của hệ thống miễn dịch được cho là rất quan trọng để chống lại virus.

Tiến sĩ Mark Ponsford, một nhà khoa học lâm sàng, cho biết, khả năng thanh thải SARS-CoV-2 cuối cùng đã được xác nhận 72 ngày sau liều tiêm chủng đầu tiên và 218 ngày kể từ khi Lester xét nghiệm dương tính với COVID-19. Đó là một khoảnh khắc đáng kinh ngạc.

Đây là lần đầu tiên vaccine mRNA được sử dụng để loại bỏ nhiễm trùng COVID-19 mạn tính. Điều quan trọng là, bệnh nhân đã dung nạp tốt vaccine và tạo thành công phản ứng kháng thể mạnh và tế bào T. Điều này rất đáng chú ý vì phản ứng của Lester đối với việc tiêm chủng thông thường trong quá khứ là rất hạn chế.

Các nhà khoa học sẽ cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận mối liên hệ và xem liệu nó có thể được sử dụng để điều trị trong các trường hợp khác hay không.

Tiến sĩ Ponsford cho biết: "Tất cả chúng ta đều đã thấy rằng tiêm chủng quan trọng như thế nào đối với cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu đang diễn ra - nhưng nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên nêu bật tiềm năng thú vị để nó được sử dụng như một phương pháp điều trị trong nhiễm trùng COVID-19 mạn tính".

Có nhiều người mà hệ thống miễn dịch của họ đã bị suy giảm do các tình trạng y tế và phương pháp điều trị, vì vậy, cần thận trọng với sự lây nhiễm COVID-19 mạn tính trong bối cảnh hiện nay và nhiệm vụ của các nhà khoa học là phát triển các công cụ để ứng phó cho phù hợp.

Kiến thức vaccine COVID-19: Cần lưu ý điều gì khi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi? Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm?

Sau công bố chính thức của Bộ Y Tế về việc tiêm ngừa vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi với 2 loại là Pfizer và Moderna. Dưới đây là những lưu ý cho các bậc phụ huynh cần chuẩn bị trước và sau khi tiêm vắc-xin cho trẻ? Đối tượng trẻ em nào không được tiêm vắc - xin?

TIN MỚI NHẤT