Thời gian tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID - 19 được chuyên gia khuyến khích

Tin y tế 21/04/2023 05:00

Giới chuyên gia nhấn mạnh khuyến cáo tiêm đầy đủ vaccine để phòng bệnh và giảm nguy cơ trở nặng.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ vừa cho phép thực hiện một đợt tiêm nhắc lại bổ sung cho người từ 65 tuổi trở lên cũng như những người có hệ miễn dịch kém. Nỗ lực này nhằm đảm bảo sự bảo vệ liên tục chống lại Covid-19.

Cụ thể, những người từ 65 tuổi trở lên chưa tiêm mũi nhắc lại thứ 2 trong ít nhất 4 tháng có thể tiêm một mũi khác. Đối với những người bị suy giảm miễn dịch, có thể tiêm 1 liều bổ sung vào thời điểm 2 tháng sau mũi cuối cùng.

Các dữ liệu hiện có tiếp tục chứng minh vaccine giúp ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng nhất của Covid-19, đó là bệnh nặng, nhập viện và tử vong.

Thời gian tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID - 19 được chuyên gia khuyến khích - Ảnh 1
những người từ 65 tuổi trở lên chưa tiêm mũi nhắc lại thứ 2 trong ít nhất 4 tháng có thể tiêm một mũi khác. Ảnh: Tuổi Trẻ

Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, chỉ 43% những người trên 65 tuổi tại Mỹ đã được tiêm nhắc lại vaccine phòng Covid-19 và tỷ lệ này ở người từ 18 tuổi trở lên chỉ là 20%.

FDA cho biết họ dự định đưa ra quyết định về lịch tiêm vaccine được khuyến nghị cho những người dưới 65 tuổi sau cuộc họp tư vấn vào tháng 6.

Tương tự, khuyến nghị mới nhất của Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng chỉ ra rằng liều tăng cường tiếp theo của vaccine Covid-19 hay mũi nhắc lại chỉ cần thiết cho nhóm nguy cơ cao. Mỗi quốc gia cần căn cứ trên tình hình dịch tễ của quốc gia mình để đưa ra quyết định cụ thể.

Với nhóm nguy cơ cao, SAGE khuyến nghị tiêm nhắc lại sau 6 hoặc 12 tháng kể từ liều cuối cùng, với khung thời gian tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác và tình trạng suy giảm miễn dịch.

Dù vậy, tổ chức này cũng nhấn mạnh các khuyến nghị này dành cho kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và có thể thay đổi.

Thời gian tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID - 19 được chuyên gia khuyến khích - Ảnh 2
Cơ sở y tế khám chữ bệnh. Ảnh: Internet

Theo VOV, để giảm nguy cơ gia tăng ca bệnh COVID-19 khi mật độ đi lại, tiếp xúc tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4, Bộ Y tế đã đề nghị các tỉnh, thành tăng cường giám sát dịch tại cửa khẩu. Cùng với tiêm chủng các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4), cần thực hiện đeo khẩu trang trên phương tiện cộng cộng, trong không gian kín đông người. Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vaccine + ý thức và các biện pháp khác...

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương tổng hợp nhu cầu vaccine phòng COVID-19 để tiêm 6 tháng cuối năm 2023, đặc biệt cho đối tượng nguy cơ. Trong đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa cấp thêm cho Hà Nội 10.000 liều vaccine để tiêm chủng cho các đối tượng theo hướng dẫn.

Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cũng thông tin trên VOV cho rằng: “Đợt này, số ca mắc tăng co thể do miễn dịch của người đã tiêm vaccine bị giảm đi, có thể bị nhiễm lại. Ngoài ra, thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Đặc biệt, sự lơ là với các biện pháp phòng bệnh như không đeo khẩu trang cũng dẫn đến tình trạng bệnh lây lan”.

Với khuyến cáo ngày 28/3 của WHO về việc trẻ em, thanh thiếu niên khỏe mạnh không nhất thiết tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường, ông Phu cho rằng Bộ Y tế cần có kế hoạch nghiên cứu để khuyến cáo người dân têm vaccine cho phù hợp.

“Song tôi vẫn khuyến cáo bảo vệ nhóm nguy cơ như người già, người bệnh nền, người suy giảm miễn dịch nên tiêm vaccine đầy đủ”, ông Phu nhấn mạn

 

Nghiên cứu mới: Tiêm phòng vaccine cúm bảo vệ phổi trước COVID-19, giảm nguy cơ nhiễm đến hơn 35% 

Vaccine cúm không chỉ phòng cúm hiệu quả 70-90%, giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác.

TIN MỚI NHẤT