Hơn 187.000 trẻ em Việt Nam không được tiêm vaccine COVID-19, gần 67 triệu trẻ em bỏ lỡ ít nhất một liều

Tin y tế 21/04/2023 05:05

Hàng triệu trẻ em trên thế giới đã bỏ lỡ liều tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc không được tiêm mũi nào.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, ngày 20/4, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố báo cáo về tình hình trẻ em thế giới năm 2023 với chủ đề "Vaccine cho mọi trẻ em".

Thông tin trong báo cáo mới nhất về tiêm chủng, UNICEF đã cảnh báo rằng có tổng cộng 67 triệu trẻ em, trong đó có gần 250.000 trẻ em ở Việt Nam bỏ lỡ một hoặc nhiều liều tiêm vaccine; tỷ lệ bao phủ tiêm chủng sụt giảm tại 112 quốc gia trong 3 năm, từ năm 2019 - 2021.

Cũng theo báo cáo này, 48 triệu trẻ em trên toàn cầu đã không được tiêm liều vaccine nào, hay còn gọi là "0 liều vaccine".

Hơn 187.000 trẻ em Việt Nam không được tiêm vaccine COVID-19, gần 67 triệu trẻ em bỏ lỡ ít nhất một liều  - Ảnh 1

67 triệu trẻ em trên toàn cầu đã bỏ lỡ một hoặc nhiều liều vaccine trong hơn ba năm dịch COVID-19. Ảnh: InternetôohT

Thông tin trên Báo Dân Trí, bà Lesley Miller, Phó đại diện UNICEF tại Việt Nam, giải thích khi đại dịch bùng phát, hoạt động tiêm chủng cho trẻ em bị gián đoạn ở hầu hết quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân là nhu cầu tăng cao đối với hệ thống y tế, điều chuyển nguồn lực tiêm chủng thường xuyên sang tiêm chủng chiến dịch vacicne Covid, sự thiếu hụt nhân viên y tế và thực hiện các biện pháp cách ly tại nhà. Một nguyên nhân nữa là sự chậm trễ trong công tác mua sắm cung ứng vaccine.

Hơn 187.000 trẻ em Việt Nam không được tiêm vaccine COVID-19, gần 67 triệu trẻ em bỏ lỡ ít nhất một liều  - Ảnh 2
Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm. Ảnh: Internet

"Chúng tôi rất quan ngại về khả năng bùng phát các dịch bệnh đáng ra có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng, đặc biệt là bệnh sởi", bà nói. Trẻ em sinh ra trước hoặc trong thời gian xảy ra đại dịch, hiện bước qua độ tuổi thông thường đã được tiêm chủng. Điều này cho thấy tính cấp thiết tiêm phòng cho trẻ để ngăn dịch bệnh có thể xảy ra.

Báo cáo của UNICEF cũng chỉ ra rằng trong đại dịch Covid, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tiêm chủng cho trẻ em giảm ở 52/55 quốc gia được nghiên cứu. Niềm tin về tiêm chủng thay đổi theo từng thời điểm cụ thể.

Báo cáo cũng cảnh báo rằng một số yếu tố diễn ra đồng thời có thể làm gia tăng tình trạng do dự khi tiêm vaccine. Những yếu tố này bao gồm sự không chắc chắn về công tác ứng phó với đại dịch, mức độ tiếp cận thông tin sai gia tăng, niềm tin vào công tác chuyên môn giảm, tình trạng phân cực về chính trị.

 

 

Nghiên cứu mới: Tiêm phòng vaccine cúm bảo vệ phổi trước COVID-19, giảm nguy cơ nhiễm đến hơn 35% 

Vaccine cúm không chỉ phòng cúm hiệu quả 70-90%, giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác.

TIN MỚI NHẤT