Vì sao bị ong đốt có thể gây tử vong? Nhận biết loài ong cực độc gây chết người trong 10 phút

Sức khỏe 24/07/2023 11:24

Những loài ong có độc dẫn đến những cái chết thương tâm cho những người gặp phải chúng.

Theo thông tin từ Báo VTC mới đây, anh L.V.P. (31 tuổi, trú thôn Trung Thanh, xã Tam Mỹ Tây) - người bị ong vò vẽ đốt, đã tử vong trong đêm 23/7. Dù được các bác sĩ tích cực điều trị nhưng tiên lượng rất xấu. Bệnh nhân được chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng nhưng không qua khỏi.

Vào tháng 10/2022, một người đàn ông 53 tuổi ở Hà Nội cũng bị ong vò vẽ đốt, sau đó hôn mê nguy kịch, bác sĩ dùng mọi biện pháp cấp cứu song không qua khỏi, thông tin được đăng tải trên Báo VnExpress. Bác sĩ cho biết bệnh nhân đi chọc tổ ong và bị đốt, sau đó bất tỉnh, hôn mê.

Trước đó, một số thanh niên cũng bị ong chích. Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện khó thở, tức ngực, đau buốt đầu nhiều vùng bị ong đốt, kèm chóng mặt, nôn.

Vì sao bị ong đốt có thể gây tử vong? Nhận biết loài ong cực độc gây chết người trong 10 phút - Ảnh 1
Bị ong độc chích rất nguy hiểm. Ảnh: Nhân Dân

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Cảnh, trưởng đơn nguyên cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất thông tin trên Báo VnExpress, ong vò vẽ hay ong bắp cày là loại có độc tính cao. Nọc ong có nhiều độc tố, gây nhiều biến chứng khác nhau tùy thuộc số lượng vết đốt. Đối với người lớn, hơn 30 nốt sẽ gây sốc phản vệ, tổn thương gan thận. Trẻ em chỉ cần hơn 10 vết đốt đã có thể dẫn đến sốc, tổn thương đa cơ quan, tán huyết, suy thận cấp..., thậm chí tử vong.

 

Cũng theo GS. Bùi Công Hiển - Hội Côn trùng học Việt Nam thông tin trên Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, trong khi ong mật gần như không độc thì ong vò vẽ và ong đất (ong bắp cày), ong bầu chứa độc tố có thể gây chết người. Độc tố có trong nọc độc của ong gồm Melittin, Phospholipase A, B, Hyaluronidase, Histamine, Serotonine, Acetylcholine, Acide phosphatase, Apamin… gây tổn thương thận, gan, hủy cơ, tán huyết, rối loạn đông máu, tổn thương phổi gây suy hô hấp…

Vì sao bị ong đốt có thể gây tử vong? Nhận biết loài ong cực độc gây chết người trong 10 phút - Ảnh 2
Ong vò vẽ có nọc độc rất cao. Ảnh: Internet

Ong vò vẽ nguy hiểm ở chỗ khi đốt người, nó có thể rút nọc kim đốt ra và đốt nhiều lần nên nguy hiểm hơn loài ong mật (Apidae) rất nhiều. Vết đốt của ong vò vẽ nhìn thấy rất đặc hiệu với một vết quầng đỏ ở chung quanh một điểm hoại tử ở trung tâm. Ong vò vẽ có thân và bụng thon, có khoang đen xen kẽ màu vàng. Đầu rộng bằng ngực, không nhẵn, có nhiều nốt rỗ lấm chấm nhỏ, lông tơ cứng, ngắn và thưa. Ong vò vẽ thường làm tổ nơi lộ thiên, trên cành cây hay bụi cây, có khi làm tổ trong mái nhà.

GS. Bùi Công Hiển thông tin thêm cho biết, nọc độc của ong có chứa nhiều chất cực độc như melittin, apamine, phospholipase A2, phospholipases B, chất làm vỡ dưỡng bào, hyaluronidase, histamine, dopamine,... Trong đó, thành phần chủ yếu là melittin và phospholipase A2. Melittin là chất khiến người bị đốt có cảm giác đau, nguy hiểm hơn, đây là yếu tố gây ra tan máu và rối loạn đông máu. Apamin là một chất thành phần có khả năng làm làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động cơ, thậm chí gây liệt cơ hô hấp, liệt thần kinh và tử vong.

Cách phòng và xử lý nọc độc ong đốt

 

Theo các bác sĩ thông tin trên Báo Nhân Dân, nếu bị ong đốt, lấy vòi chích ra nếu có bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.

Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương.

Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.

 

Người bệnh cũng cần được rửa sạch vùng bị đốt bằng xà phòng và nước ấm, đắp băng lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng. Cần đưa nạn nhân đến viện nếu có các biểu hiện trên đây.

Cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau: vết đốt nhiều (trên 10 nốt), bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật hoặc một số ong chưa rõ loại (ở các vùng rừng núi) đốt.

Hoặc khi nạn nhân có các biểu hiện như: đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, nổi mề đay, khó thở, mệt, tiểu đỏ, tiểu ít... cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Nạn nhân bị ong đốt có thể bị sốc phản vệ, đây là một cấp cứu cần được xử trí nhanh, kịp thời vì rất dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.

Đề phòng ong đốt, người dân tránh mặc đồ màu sắc sặc sỡ khi đi chơi du ngoạn miền quê, trong rừng; tránh leo trèo hái trái cây có thể bị tai nạn do ngã và bị ong tấn công do vô tình hay cố ý chọc phá tổ ong; kiểm soát phát quang những tổ ong xung quanh nhà và trong vườn.

 

Kiên Giang: Bé trai tử vong do tay chân miệng, người nhà phản ánh 'nhân viên y tế vô cảm'

Khi con được đưa đến bệnh viện, người mẹ đưa con đến phòng trực mấy lần nhưng không được hỗ trợ chu đáo. Nhân viên y tế vô cảm cười đùa khiến chị tăng nỗi đau mất con.

TIN MỚI NHẤT