Một bác sĩ đã tự kết liêu cuộc đời nghi vấn sử dụng kháng sinh có tác dụng phụ nguy hiểm

Sức khỏe 23/06/2023 12:59

Không có tiền sử về các vấn đề sức khỏe tâm thần, tuy nhiên một bác sĩ khoa tim mạch đã tự chấm dứt đời mình sau khi uống một loại thuốc kháng sinh.

Theo thông tin ghi nhận từ VietNamNet, Robert Stevenson là bác sĩ người Anh có kinh nghiệm, chuyên tư vấn các vấn đề tim mạch. Ông đã treo cổ tự tử khoảng một tuần sau khi bắt đầu đợt điều trị bằng ciprofloxacin.

Vào năm 2020, các dược sĩ cộng đồng ở Vương quốc Anh đã kê khoảng một triệu đơn thuốc có ciprofloxacin.  

Tiến sĩ Stevenson, bác sĩ tư vấn tim mạch và đa khoa tại Bệnh viện Hoàng gia Huddersfield ở West Yorkshire (Anh) nghỉ hưu vào tháng 5/2022.

Vào thời điểm đó, ông vào Khoa Tiết niệu để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Ông được kê đơn ciprofloxacin, loại kháng sinh dùng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, giúp điều trị viêm tuyến tiền liệt và chuẩn bị sinh thiết. 

Bác sĩ Stevenson không có tiền sử về các vấn đề sức khỏe tâm thần hay trầm cảm. Hơn một tuần sau khi dùng thuốc kháng sinh, ông ra ngoài đi dạo. 12h30 trưa hôm đó, vợ ông nhận được tin nhắn trên Facebook rằng ông để lại một mảnh giấy nhắn dưới gối. Lời nhắn của vị bác sĩ được cho là "lộn xộn và phi logic một cách bất thường" với "những lo ngại vô căn cứ" rằng ông có thể đã mắc bệnh AIDS.  

Cảnh sát và gia đình lập tức đi tìm kiếm ở khu vực xung quanh, phát hiện bác sĩ Stevenson treo cổ trong một khu rừng gần đó. Phiên điều trần cho thấy bác sĩ Stevenson đã không được thông báo về "mối liên hệ hiếm gặp" với hành vi tự tử ở những bệnh nhân dùng thuốc ciprofloxacin. 

Một bác sĩ đã tự kết liêu cuộc đời nghi vấn sử dụng kháng sinh có tác dụng phụ nguy hiểm  - Ảnh 1
Bác sĩ Stevenson qua đời khoảng một tuần sau khi bắt đầu dùng ciprofloxacin - Ảnh: VietNamNet 

Điều tra viên Martin Fleming đã đưa ra cảnh báo về tác dụng phụ tiềm tàng của ciprofloxacin. Loại kháng sinh này thường được sử dụng để điều trị một loạt bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, ngực, da, xương, mắt, tai; nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; viêm kết mạc. 

Những lưu ý khi sử dụng Ciprofloxacin

- Thận trọng khi dùng thuốc Ciprofloxacin cho bệnh nhân có tiền sử động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương, người bị suy chức năng gan và thận, người thiếu men glucose 6 phosphate dehydrogenase, người bị bệnh nhược cơ.

- Dùng thuốc Ciprofloxacin dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc. Cần theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp.

- Dùng thuốc Ciprofloxacin có thể làm cho các xét nghiệm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis bị âm tính.

- Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hoa mắt chóng mặt, ảnh hưởng đến lái xe, vận hành máy móc.

Một bác sĩ đã tự kết liêu cuộc đời nghi vấn sử dụng kháng sinh có tác dụng phụ nguy hiểm  - Ảnh 2
Thận trọng khi dùng thuốc Ciprofloxacin cho bệnh nhân có tiền sử động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ có thai: Chỉ nên dùng thuốc Ciprofloxacin trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế.

Phụ nữ cho con bú: Không dùng thuốc Ciprofloxacin cho người cho con bú. Nếu mẹ buộc phải dùng thuốc thì phải ngừng cho con bú.

Viêm gân hoặc đứt gân đã được báo cáo khi dùng Ciprofloxacin. Nguy cơ này tăng lên khi dùng Ciprofloxacin đồng thời với các corticosteroid, người cấy ghép tạng và người bệnh trên 60 tuổi. Phải ngừng điều trị bằng thuốc ciprofloxacin nếu bệnh nhân có dấu hiệu bị đau sưng đứt gân. Khi dùng thuốc ciprofloxacin nên tránh hoạt động gắng sức, luyện tập thể lực nặng vì tăng nguy cơ đứt gân.

Khi điều trị bằng thuốc Ciprofloxacin, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khi nắng gắt và đèn chiếu sáng có công suất lớn. Thận trọng khi dùng thuốc Ciprofloxacin cho người cao tuổi vì tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT. 

Lạm dụng thuốc nam để chữa gãy xương lại dẫn đến biến dạng cẳng tay

Bị ngã ở Sơn La, gãy xương, người đàn ông tự băng bó, chữa trị bằng thuốc nam ở nhà dẫn đến biến dạng cẳng tay.

TIN MỚI NHẤT