Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Không nên e ngại!

Sức khỏe 05/05/2015 15:31

Hiện nay ở nước ta chưa có luật nào bắt buộc 2 người trước khi kết hôn phải khám sức khỏe. Tuy nhiên, khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ giúp các bạn có được những kiến thức, chuẩn bị tâm lý cho cuộc sống tình dục của 2 vợ chồng sau này.

Nhiều cặp đôi ngại khám sức khỏe

Tiền hôn nhân là giai đoạn trước khi kết hôn kề từ khi người đó có khả năng sinh sản. Ngày nay, với sự phát triển về nhiều mặt, các bạn trẻ đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của khám sức khỏe tiền hôn nhân (SKTHN). Tuy nhiên, còn khá ít cặp đôi đi khám sức khỏe trước khi kết hôn vì nhiều nguyên nhân.

Theo BS.CKI Nguyễn Ngọc Lan Hương, có nhiều khiến nguyên nhân nhiều người e ngại việc khám SKTHN vì sợ bạn đời biết được đời sống tình dục của mình, sợ có bệnh tinh thần sẽ suy sụp, sợ vợ/chồng sắp cưới sẽ không kết hôn nếu biết mình có bệnh, sợ phát hiện vô sinh...

Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Không nên e ngại! - Ảnh 1
Nhiều người e ngại khám SKTHN vì sợ phát hiện ra... bệnh

Thực tế cho thấy có khá nhiều trường hợp sau khi khám SKTHN phát hiện bị bệnh hiểm nghèo, bệnh truyền nhiễm thậm chí nhiễm HIV. Những trường hợp này rất dễ gây đổ vỡ cuộc hôn nhân của các cặp đôi. Tuy nhiên, bác sĩ Hương cho rằng điều này không nên trách do đi khám SKTHN mà ra.

Phát hiện sớm bệnh hiểm nghèo, phải bình tĩnh nhanh chóng chạy chữa cho vợ/chồng thì vẫn có cơ hội sống. Nếu biết mắc bệnh truyền nhiễm, cùng nhau trao đổi thẳng thắn với đối phương để có những phương pháp bảo vệ tránh lây lan cho vợ/chồng mình. Riêng bệnh vô sinh, phát hiện sớm ở độ tuổi còn trẻ hiệu quả chữa trị sẽ cao hơn, ngược lại càng lớn tuổi (trên 30 tuổi) thì chữa càng khó và hiệu quả cũng không cao.

Khi phát hiện một trong  2 người bị bệnh sau khi khám nhất định sẽ có sự lo lắng xảy ra, tuy nhiên nếu bình tĩnh, tin tưởng và yêu thương nhau thực sự các bạn vẫn có thể vượt qua được”, bác sĩ Lan Hương chia sẻ.

Nên khám sức khỏe tiền hôn nhân

Bác sĩ Lan Hương cho rằng, ngoài những lo lắng trên, việc khám SKTHN có rất nhiều lợi ích như: Chuẩn bị tâm lý làm vợ/chồng, tạo sự tin tưởng lẫn nhau, phát hiện bệnh để chữa trị sớm, biết có bệnh để lên kế hoạch tình dục an toàn, tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và có đủ sức khỏe để sinh ra những đứa con khỏe mạnh...

Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Không nên e ngại! - Ảnh 2
Biết rõ tình trạng sức khỏe sẽ giúp bạn có khả năng sinh con khỏe mạnh 

Sau khi kết hôn, hoạt động tình dục và việc mang thai, sinh con có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, làm nặng thêm tình trạng bệnh tật sẵn có của cả vợ lẫn chồng. Một khi đã được khám và tư vấn đầy đủ các cặp đôi sẽ có đủ tự tin, yên tâm bước vào ngưỡng cửa hôn nhân và đời sống tình dục sắp tới. Ngoài ra, biết rõ tình trạng sức khỏe sẽ giúp bạn chuẩn bị đủ tâm lý và có khả năng sinh con khỏe mạnh như mong muốn.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ giúp các bạn có được những kiến thức, chuẩn bị tâm lý cho cuộc sống tình dục của 2 vợ chồng sau này. Điều này sẽ tránh những lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ lẫn nhau trong đêm tân hôn, hoặc giúp phòng tránh việc lây nhiễm cho nhau những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khám sức khỏe trước khi kết hôn sẽ giúp các bạn  phòng tránh bệnh tật sớm nhất, phát hiện, điều trị những bệnh tiềm ẩn trong cơ thể mình chưa kịp bộc phát, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của 2 vợ chồng sau này và ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ khi mang thai, sinh đẻ.

Thông tin thêm

Các cặp đôi nên khám SKTHN trước khi cưới từ 3 đến 6 tháng. Hiện nay, tại TP.HCM có một số địa chỉ khám SKTHN như: Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản TP.HCM, bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, BV Bình Dân...

Nội dung khám: Tư vấn trước khi khám

  • Đo mạch, huyết áp, chiều cao, cân nặng, thị lực
  • Khám hệ cơ, xương khớp, cơ quan sinh dục,
  • Xét nghiệm công thức máu, các chức năng gan, thận, đường huyết, mỡ máu, nước tiểu…
  • Xét nghiệm chẩn đoán những bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua đường tình dục: VGSVB/C, HIV, giang mai, rubella,  …
  • Thực hiện chẩn đoán hình ảnh: X-quang tim phổi, siêu âm bụng, siêu âm ngã trực tràng/âm đạo (nếu cần), đo điện tim,
  • Những xét nghiệm đề nghị thêm nếu nghi ngờ có bệnh hoặc có tính chất gia đình: lao, xét nghiệm tầm soát ung thư, xét nghiệm bệnh về máu, xét nghiệm di truyền học, khám tâm thần…

Tư vấn lần 2 và trả kết quả, kết quả được giữ bí mật hoàn toàn. Tuy nhiên theo Khoản 2, Điều 4 Luật Phòng chống HIV/AIDS, nếu nhiễm HIV, bắt buộc phải thông báo cho bạn đời của mình biết.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT