Điểm danh 4 loại rau ăn sống cực kì nguy hại cho sức khỏe, dù ngon đến mấy bạn cũng phải chế biến để tránh ngộ độc

Sức khỏe 09/08/2022 00:17

Những thực phẩm sau đây được các chuyên gia khuyên nên chế biến kĩ càng để phòng tránh bệnh tật.

Thức ăn, thực phẩm và nhất là các món rau xanh có thể giữ lại nhiều chất dinh dưỡng khi ăn sống. Tuy nhiên, một số loại rau ăn sống lại gây nguy hiểm cho sức khỏe. Việc ăn sống có thể khiến thực phẩm phát sinh độc tố, gây ra các phản ứng bệnh tật mà có thể chúng ta chưa từng nghĩ đến. Sau đây là các loại rau tránh tuyệt đối không nên ăn sống:

Nấm

Là một trong những món ăn dinh dưỡng, nấm có vị ngọt, tính mát. Bản thân nấm giàu thành phần protein (đặc biệt thành phần đạm chứa hàm lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương), ngoài ra, các loại axit amin, vitamin trong nấm cũng vô cùng dồi dào.

Theo Mag For Women, không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, hỗ trợ trị liệu nhiều bệnh tật như các chứng rối loạn chuyển hóa, nội tiết như béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường, công dụng bổ tỳ, ích khí, thanh nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu từ nấm cũng được chỉ ra.

Điểm danh 4 loại rau ăn sống cực kì nguy hại cho sức khỏe, dù ngon đến mấy bạn cũng phải chế biến để tránh ngộ độc  - Ảnh 1
Một số loại rau không nên ăn sống. Ảnh: Internet

Nhờ giàu thành phần dinh dưỡng nhiều, nên một số loại nấm rất được ưa chuộng và sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta thường có thói quen chưa làm sạch nấm, chế biến nấm chưa kĩ càng. Bản thân nấm chứa nhiều độc tố, khi ăn nấm tươi có thể gây viêm da cơ địa, trường hợp nặng có thể bị ngứa da, phù nề, đau nhức. Loại rau này được khuyên nên ngâm qua với muối trước khi nấu và tránh ăn nấm còn sống.

Măng

Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Một số loại rau như măng chứa nhiều thành phần axit oxalic, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi trong đường ruột tạo thành canxi oxalat, dễ dẫn đến một số bệnh như suy thận, thiếu canxi. Độc tố glucozit cũng được chỉ ra có trong măng, thành phần này sẽ sản sinh ra acid xyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân huỷ dưới tác động của men tiêu hoá, chất chua có trong dạ dày và cuối cùng acid xyanhyfric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn (tức là cơ thể không chịu nổi chất độc). Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng.

Bản thân măng còn chứa khá nhiều chất gây hại cho những bệnh nhân xơ gan, bệnh nhân đau dạ dày và thực quản. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

Để loại bỏ đi độc tố trong măng, trước khi nấu bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng, tuyệt đối không nên ăn măng sống.

Đậu xanh

Được biết đến là một trong những món ăn tốt cho sức khỏe, cũng như phát huy những công dụng chữa bệnh. Đậu xanh có nhiều chất chống oxy hoá và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: chất xơ, protein, axit béo omega-3, các vitamin E, vitamin nhóm B, C, tiền vitamin K, acid folic và các khoáng chất Ca, Mg, K, Na, Zn, sắt, flavonoid và carotenoid.

Tuy nhiên, đậu xanh lại được khuyên không nên ăn sống. Trong đậu xanh có chứa saponin, loại chất này gây tác dụng kích thích mạnh đường tiêu hóa, chất thrombin có tác dụng làm đông máu.

Ngoài ra, đậu xanh còn chứa nitrit và trypsin, có thể kích thích dạ dày của cơ thể con người, gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột. Lectin là các protein gắn kết carbonhydrate nếu ăn quá nhiều cũng không tốt cho tiêu hóa. Để tránh bị ngộ độc khi ăn đậu xanh, bạn nhớ nấu chín kỹ đậu xanh. Cũng như bất kỳ thực phẩm nào, một số người bị dị ứng với đậu xanh và các cây họ đậu khác, do đó, bạn nên xem xét phản ứng của cơ thể khi sử dụng thực phẩm.

Điểm danh 4 loại rau ăn sống cực kì nguy hại cho sức khỏe, dù ngon đến mấy bạn cũng phải chế biến để tránh ngộ độc  - Ảnh 2
Đậu xanh phát huy công dụng khi ăn dạng sau chế biến. Ảnh: Internet

Cải bó xôi

Mặc dù cải bó xôi rất thích hợp để làm salad nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc bởi loại rau này rất dễ bị nhiễm hóa chất nếu trồng trong môi trường không đảm bảo. Các loại rau như cải bó xôi và cải bẹ xanh rất giàu nitrat. Bản thân nitrat rất độc đối với cơ thể người, nhưng dưới tác động của các vi sinh vật trong cơ thể người sẽ chuyển hóa thành nitrit. Theo khuyến cáo đây là loại rau rất dễ bị nhiễm Escherichia coli hoặc E. coli người ăn vào có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên ăn loại rau này dưới dạng hấp hoặc luộc chín, không nên ăn sống. Ngoài ra, cải bó xôi chứa một lượng lớn purin và axit oxalic, cả hai đều có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Purin chuyển hóa bên trong cơ thể và làm tăng lượng axit uric nên cũng không tốt cho người mắc các bệnh như viêm khớp do gút. Bạn nên cẩn trọng sử dụng loại thực phẩm nếu đang chữa trị bệnh.

Các loại rau thích hợp ăn sống

Dưa leo

Trong dưa leo chứa vitamin C, B… Các chất dinh dưỡng có trong lớp vỏ cũng rất dồi dào. Vì vậy, nên lựa chọn phương pháp ăn sống thay vì chế biến nhiệt loại quả này. Khi dùng dưa chuột cho các món salad, cũng nên ăn sớm, nếu không các vitamin trong đó có thể bị phá hủy.

Hành tây

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Agricultural and Food Chemistry năm 2004 cho thấy các hợp chất lưu huỳnh và chất chống oxy hóa trong nước ép của hành tây có thể chống lại bệnh ung thư phổi và tuyến tiền liệt. Vì vậy bất kể hành tây hay hành ta thì cách sử dụng tốt nhất vẫn là ăn sống. Chúng ta có những món salad sử dụng cùng hành tây, bạn có thể ngâm qua nước lạnh để giảm bớt mùi hăng trong hành.

Điểm danh 4 loại rau ăn sống cực kì nguy hại cho sức khỏe, dù ngon đến mấy bạn cũng phải chế biến để tránh ngộ độc  - Ảnh 3
Cách sử dụng hành tây tốt nhất vẫn là ăn sống. Ảnh: Internet

Cà rốt

Cà rốt không chỉ tốt cho mắt mà còn giữ cơ thể tràn đầy năng lượng. Cà rốt có thể sử dụng dạng nước ép hoặc sinh tố giữ lại chất dinh dưỡng tốt nhất. Nếu bạn cảm thấy lười chế biến, hãy nhai một miếng cà rốt sống bởi polyphenols (chất có đặc tính chống ôxi hóa, làm giảm nguy cơ ung thư và các bệnh về tim) và các vitamin C có chứa nhiều trong cà rốt sẽ được được hấp thụ toàn vẹn nhất khi được sử dụng theo phương pháp này.

Súp lơ

Ngoài các loại vitamin B,C thì trong súp lơ xanh còn có chứa enzym myrosinase ( có tác dụng phòng chống ung thư). Súp lơ là một trong những thực phẩm hạn chế chế biến quá chín vì sẽ làm mất đi phần lớn các chất dinh dưỡng này. Vì vậy bạn nên ăn sống súp lơ xanh hoặc chỉ chế biến thành các món ít sử dụng đến nước.

Thói quen vô cùng xấu khiến nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng cao ở người trẻ

Hiện nay, bệnh lý tim mạch ngày càng trẻ hóa do lối sống không khoa học. Đặc biệt, thói quen tiêu thụ nhiều rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng này.

TIN MỚI NHẤT