Chuyên mục giải đáp: Bị thủy đậu có được gội đầu không?

Sức khỏe 22/02/2020 07:01

Thủy đậu là một căn bệnh không hiếm gặp ở cả trẻ em và người lớn, tương đối dễ lây lan và truyền nhiễm, đòi hỏi người bệnh cần phải kiêng khem chú ý trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy bị thủy đậu có được gội đầu không?

Bị thủy đậu có được gội đầu không? hay bị thủy đậu có được tắm không? là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Sở dĩ mọi người thắc mắc là bởi theo quan niệm người xưa cho rằng khi mắc bệnh thủy đậu người bệnh cần tránh ra gió, kiêng nước để bệnh không trở nặng hơn. Để biết được đáp án của câu hỏi này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Chuyên mục giải đáp: Bị thủy đậu có được gội đầu không? ảnh 1
Các bọng nước xuất hiện trên da khi phát bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Những điều cần biết về bệnh thủy đậu

Thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) do virus varicella zoster gây ra, bệnh thủy đậu vốn là căn bệnh thường gặp. Theo thống kê, bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa xuân và đầu mùa hè. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người thường cao hơn vào các tháng nóng khi mà nhiệt độ bắt đầu ấm lên bởi lúc này cơ thể cần bài tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bắt đầu sinh sôi.

Con đường lây bệnh thủy đậu

Đầu tiên cần khẳng định rằng thủy đậu là một trong những căn bệnh dễ lây lan và truyền nhiễm nhất. Bệnh lây từ người sang người thông qua đường không khí từ dịch tiết đường hô hấp (ví dụ như mũi hoặc miệng) hoặc dịch tiết từ các bọng nước xuất hiện trên cơ thể người bệnh. Bệnh cũng lây gián tiếp thông qua các đồ đạc, vật dụng bị dính dịch tiết của người mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu nếu không được chữa trị cẩn thận sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi xuất hiện các bọng nước, để lại các vết sẹo sâu trên mặt và trên cơ thể người bệnh, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng huyết với các biến chứng nặng nề nguy hiểm đến tính mạng như: viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não, v.v.

Chuyên mục giải đáp: Bị thủy đậu có được gội đầu không? ảnh 2
Các nốt phỏng nước trên da của bệnh nhân - Ảnh minh họa: Internet

Giải đáp thắc mắc: khi bị thủy đậu có được gội đầu không?

Chuyên mục giải đáp: Bị thủy đậu có được gội đầu không? ảnh 3
Nên hay không nên gội đầu khi mắc thủy đậu - Ảnh minh họa: Internet

Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người khi mắc bệnh thủy đậu. Do tâm lý lo sợ các bọng nước trên da có thể sẽ vỡ ra trong quá trình người bệnh làm sinh hoạt cá nhân, tắm gội nên rất nhiều người đã lựa chọn giải pháp hạn chế tiếp xúc với nước thậm chí là việc tắm gội hàng ngày. Đây hoàn toàn là cách nghĩ sai. Việc gội đầu hoàn toàn không ảnh hưởng đến các bọng nước nếu chúng ta biết cách vệ sinh một cách thật cẩn thận, nhẹ nhàng. Thậm chí những bệnh nhân mắc thủy đậu cần phải tắm rửa vệ sinh cơ thể thường xuyên, nếu không sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn tiếp tục phát triển.

Người mắc thủy đậu cần vệ sinh như thế nào?

Thủy đậu cũng rất dễ để lại biến chứng và trở nên trầm trọng hơn nếu chúng ta không điều trị đúng cách. Và dĩ nhiên cách tắm gội của người mắc thủy đậu cũng không thể giống như thông thường được. Khi gội đầu cần chú ý thao tác nhẹ nhàng, cần thận. Tuyệt đối không gãi mạnh làm thương tổn, trầy xước những nốt thủy đậu dù rất ngứa để tránh dịch tiết có thể lan rộng sang các vùng da chưa bị.

Vậy thuỷ đậu có được gội đầu bằng dầu gội không? Câu trả lời là bạn nên gội đầu bằng nước ấm, dùng thịt đầu ngón tay để gãi nhẹ và hạn chế sử dụng các loại dầu gội có chứa nhiều chất tẩy rửa trong quá trình điều trị bệnh.

Người bệnh cũng cần lưu ý khi dội nước phải thật nhẹ nhàng, dội từ từ để nước chảy tự nhiên theo chiều từ trên xuống, hạn chế để nước chảy vào những vùng da đang bị tổn thương hoặc có bọng nước.

Chuyên mục giải đáp: Bị thủy đậu có được gội đầu không? ảnh 4
Bị thủy đậu nên gội đầu đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó cũng cần chú ý thêm không được gội đầu quá lâu. Nếu trong trường hợp các nốt phỏng đã bị vỡ thì người bệnh cũng cần phải thấm khô nước của vết thương sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Xanh methylen 1%, đồng thời sử dụng thêm thuốc kháng sinh để bệnh mau khỏi.

Cách điều trị thủy đậu

Điều trị bệnh tại nhà

  • Mặc đồ rộng, thoải mái, quần áo có chất liệu vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt phỏng nước, cần tránh ra gió nhiều.
  • Tuyệt đối tránh làm vỡ các bọng nước khiến bệnh lây lan nhanh và nguy hiểm hơn.
  • Người bệnh cần giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Thủy đậu rất dễ lây lan do đó cần phải chủ động cách ly tránh lây bệnh sang người khác. Khi phát hiện các biến chứng do thủy đậu gây ra cần đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở gần nhất.

Điều trị bằng thuốc

  • Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, người bệnh cũng cần kết hợp điều trị thêm các loại thuốc có chứa các thành phần như: Azadirachta Indica Extra, Chitosan,... có tác dụng làm sạch, sát khuẩn, tái tạo và ngăn ngừa không để lại sẹo trên da.
Chuyên mục giải đáp: Bị thủy đậu có được gội đầu không? ảnh 5
Điều trị thủy đậu bằng thuốc để bệnh nhanh khỏi - Ảnh minh họa: Internet
  • Với các nốt mụn nước trên cơ thể, có thể dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành. Trong trường hợp các mụn nước bị vỡ ra, người bệnh có thể sử dụng dung dịch chứa methylene blue để bôi lên các vết thương ngoài da.
Chuyên mục giải đáp: Bị thủy đậu có được gội đầu không? ảnh 6
Thủy đậu sau khi lành có thể hình thành các vết sẹo - Ảnh minh họa: Internet
  • Khi sử dụng thuốc điều trị cần có tư vấn của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trong ngành. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc, kem bôi ngoài da khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Trên đây là một số chia sẻ để các bạn có thể hiểu hơn về bệnh thủy đậu. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi bị thủy đậu có được gội đầu không? cũng như có cách điều trị và phòng bệnh tốt nhất.

Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Và làm sao để ngăn ngừa bệnh thủy đậu?

Thủy đậu là căn bệnh ngoài da rất nguy hiểm và có tính lây nhiễm cao. Rất nhiều người sau khi trải qua căn bệnh này đã lo lắng và thắc mắc: “Bị thủy đậu rồi có bị lại không?.

TIN MỚI NHẤT