Cây đương quy có tác dụng gì với sức khỏe?

Sức khỏe 04/08/2020 11:59

Đương quy là vị thuốc quý được y học cổ truyền sử dụng hàng ngàn năm nay, vừa làm thuốc bổ, vừa là thuốc chữa bệnh. Vậy cụ thể cây đương quy có tác dụng gì?

Nội dung bài viết

Đương quy là một trong những loại dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như suy nhược cơ thể, thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt hoặc các bệnh về viêm khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp,… Trong bài viết sau, Phunugiadinh sẽ giúp bạn hiểu cây đương quy có tác dụng gì đối với sức khỏe con người cũng như công dụng chữa bệnh cụ thể của nó. Mời bạn cùng theo dõi!

cay duong quy co tac dung gi 1
Cây đương quy có tác dụng gì với sức khỏe? - Ảnh minh họa: Internet

Giới thiệu đôi nét về cây đương quy

Đương quy là một cây thuốc quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại cây này thuộc họ thân thảo lớn, sống lâu năm, cao khoảng 40 – 80cm, chủ yếu phát triển ở những vùng núi với độ cao khoảng 2.000 – 3.000m, trong điều kiện khí hậu mát, ẩm. Lá cây đương quy có hình mác dài, không cuống hoặc có cuống ngắn. Hoa mọc thành cụm, tán kém, có màu trắng lục nhạt.

Tại Việt Nam, đương quy được trồng nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu và khu vực Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đà Lạt,…

Thành phần của cây đương quy

Hàm lượng tinh dầu trong rễ đương quy chiếm 0,26%. Đây là thành phần quyết định đến công dụng của đương quy. Ngoài ra, rễ đương quy còn chứa các hợp chất quan trọng khác như sacharid, coumarin, axit amin, sterol… Bên cạnh đó, đương quy còn chứa một số loại vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin B12.

Cây đương quy có tác dụng gì với sức khỏe?

Dưới đây là một số tác dụng của cây đương quy có thể bạn chưa biết:

Theo Đông y

Đương quy có tác dụng bổ huyết, điều kinh, tiêu sung, nhuận tràng và dưỡng gân cốt hiệu quả. Đương quy được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, tê nhức chân tay, lở loét,…

cay duong quy co tac dung gi 2
Cây đương quy có tác dụng điều kinh, bổ huyết,... - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng bổ máu, hoạt huyết

Nhờ hàm lượng axit folic và vitamin B12, đương quy có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh ra hồng cầu, từ đó mang đến công dụng bổ huyết, hoạt huyết.

Tác dụng chống viêm

Phần nước được chiết xuất từ đương quy có công dụng làm giảm khả năng thẩm thấu của huyết quản, từ đó ức chế các hoạt chất gây viêm của tế bào tiểu cầu.

Tăng khả năng miễn dịch

Đương quy có khả năng tăng chức năng của hệ miễn dịch không đặc hiệu trong cơ thể đồng thời tăng khả năng thực bào của các tế bào đại thực bào.

cay duong quy co tac dung gi 3
Đương quy giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng kháng khuẩn

Phần nước được sắc ra từ đương quy giúp ức chế các loại trực khuẩn coli, bạch cầu, thương hàn hoặc trực khuẩn tả. Ngoài ra, tinh dầu từ rễ đương quy còn giúp ức chế hoạt động của các tụ khuẩn cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh,…

Tác dụng giảm đau, lợi tiểu

Nhờ hàm lượng đường mía cao, phần nước thô của đương quy có công dụng kích thích cơ trơn của ruột non và bàng quang. Bên cạnh đó, tinh dầu chiết xuất từ đương quy còn có tác dụng giảm các cơn đau, xoa dịu tinh thần.

cay duong quy co tac dung gi 4
Tinh dầu từ rễ đương quy giúp giảm đau - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh những công dụng trên, đương quy còn hỗ trợ bảo vệ gan, giảm ho hẹn, ngăn cản quá trình đông máu,… 

Cây đương quy chữa bệnh gì?

Các bài thuốc chữa bệnh phụ khoa

  • Phụ nữ kinh nguyệt không đều, suy nhược cơ thể: Cho hỗn hợp gồm đương quy 12g, bạch thược 8g, thục địa 12g, xuyên khung 6g vào 600ml nước, sắc cạn còn 200ml thì chia uống 2 lần trong ngày.
  • Phụ nữ mắc các chứng bệnh sau sinh: đương quy 16g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, bạch thược 8g, gừng khô 4g, đậu đen sao 8g, trạch lan 8g, ngưu tất 8g, ích mẫu thảo 12g, bồ hoàn 10g. Cho tất cả vào nồi sắc uống trong ngày.
cay duong quy co tac dung gi 5
Đương quy được dùng trong bài thuốc chữa các bệnh sau sinh - Ảnh minh họa: Internet
  • Phụ nữ bị đau bụng khi mang thai: đương quy 120g, thược dược 600g, phục linh 160g, bạch truật 160g, trạch tả 300g, xuyên khung 120g. Cho tất cả vào cối tán mịn, mỗi lần dùng thì pha 1 thìa cà phê bột đã tán với nước pha rượu, uống mỗi ngày 3 lần.
  • Phụ nữ hiếm muộn: Đem sắc hỗn hợp gồm đương quy 16g, bạch giao 8g, địa hoàng 14g, thược dược 12g, tục đoạn 8g, đỗ trọng 12g, dùng uống trong ngày.
  • Phụ nữ mất máu do tổn thương, băng huyết: Trộn đều hỗn hợp đương quy 80g, xuyên khung 40g. Mỗi lần sử dụng thì đun 20g hỗn hợp với 2 bát nước, 1 bát rượu trắng cho đến khi cạn còn 1 bát thì chia làm 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn.
cay duong quy co tac dung gi 6
Đương quy giúp bổ huyết cho phụ nữ mất máu do băng huyết, tổn thương - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, đương quy còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa một số bệnh khác như:

  • Trị các bệnh về răng miệng, sưng hoặc chảy máu môi miệng.
  • Trị bệnh sốt rét lâu năm không khỏi.
  • Trị chứng ra mồ hôi trộm.
  • Trị chứng mất ngủ.
  • Trị bệnh viêm tuyến tiền liệt.
  • Trị bệnh táo bón, huyết nhiệt.

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi cây đương quy có tác dụng gì cũng như các bài thuốc chữa bệnh từ cây đương quy. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe thú vị!

Bôi nha đam lên mặt có tác dụng gì? Lưu ý khi đắp mặt với nha đam

Bôi nha đam lên mặt có tác dụng gì? Nha đam được xem là nguyên liệu làm đẹp da, giúp da sáng hồng. Cùng khám phá lợi ích của nha đam với da mặt trong bài viết!

TIN MỚI NHẤT