Từ A đến Z những điều bạn cần biết về bệnh uốn ván

Sống khỏe 10/08/2019 14:02

Bệnh uốn ván có thể dẫn đến biến chứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nếu không kịp thời được điều trị thì bệnh thậm chí có thể gây nguy cơ gây tử vong rất cao.

1. Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván, còn được gọi là lockjaw, là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, thậm chí gây tử vong. Bệnh uốn ván do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. 

benh uon van anh 1
Nếu không kịp thời được điều trị bệnh uốn ván  có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh

Các trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Nếu chúng đọng lại trong vết thương, sẽ tạo ra độc tố ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh, cản trở các dây thần kinh kiểm soát chuyển động cơ bắp và dẫn đến cứng cơ.

Trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật, gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, thậm chí gây tử vong.

Thời gian ủ bệnh uốn ván là khoảng 3- 21 ngày. Uốn ván bao lâu phát bệnh?

Hầu hết, các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Tùy thuộc vào độ lớn và vị trí vết thương mà thời gian ủ bệnh sẽ dài ngắn khác nhau. Với vị trí vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. 

Tác hại của bệnh uốn ván là có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập.

Nhiều người nghĩ, chỉ đạp đinh hay vật sắc nhọn bị gỉ sét thì mới bị uốn ván. Tuy nhiên, thực tế điều trị cho thấy, bất kỳ vật gì gây trầy xước cơ thể đều có thể khiến vi trùng uốn ván tấn công gây bệnh.

benh uon van anh 2
Thực tế điều trị cho thấy, bất kỳ vật gì gây trầy xước cơ thể đều có thể khiến vi trùng uốn ván tấn công gây bệnh

Có những bệnh nhân chỉ bị những vết thương rất nhỏ như ngón tay đeo nhẫn chật bị trầy, trầy gót chân, ngoáy tai chảy máu, hoặc xỉa răng kỹ gây chảy máu ở nướu, ngoáy tai bị chảy máu... cũng bị nhiễm uốn ván.

2. Triệu chứng của bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván có lây không?

Bệnh uốn ván bệnh nhiễm khuẩn không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Đây là bệnh xảy ra do nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể và thường gặp ở những người chưa được miễn dịch đầy đủ.

Một số ít trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh do cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ. Từ đó, tạo điều kiện cho nha bào uốn ván xâm nhập.

benh uon van anh 3
Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh uốn ván là cứng hàm, tê lưỡi

Bệnh uốn ván triệu chứng thường gặp gồm:

- Co thắt và cứng khớp

- Cứng cổ và ngực, bụng, chân tay

- Khó nuốt

- Tiêu chảy

- Phân có máu

- Đau đầu

- Nhạy cảm

- Sốt

- Viêm họng

- Đổ mồ hôi

- Tim đập loạn nhịp

3. Nguyên nhân bị bệnh uốn ván

benh uon van anh 3
Vi khuẩn uốn ván xâm nhập qua những vết thương dù là rất nhỏ, không ngờ tới

Bệnh nhiễm uốn ván có thể từ do vết thương rất nhỏ, không ngờ tới. Các bào tử Clostridium tetani gây bệnh uốn ván có thể tồn tại trong một thời gian dài bên ngoài cơ thể.

Nha bào uốn ván có thể tìm thấy ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên, có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ …, Đặc biệt là trong phân súc vật hoặc phân người. 

Con đường khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn là sự tiếp xúc trực tiếp của vết thương, vết trầy xát với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Chúng xâm nhập vào các vết thương, vết trầy xước và  nhân lên nhanh chóng và giải phóng tetanospasmin, phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván.

benh uon van anh 4
 Nha bào uốn ván có thể tìm thấy ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên, có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ...

Khi chất độc thần kinh này xâm nhập vào máu, nó sẽ lan nhanh ra khắp cơ thể, gây ra các triệu chứng uốn ván. Đầu tiên là cản trở hoạt động tín hiệu truyền từ não đến các dây thần kinh trong tủy sống, sau đó đến các cơ, gây co thắt cơ và cứng cơ.

Nguy cơ mắc bệnh uốn ván khi:

- Vết thương đã bị nhiễm nước bọt hoặc phân

- Bỏng

- Vết đâm thủng

- Quy trình phẫu thuật

- Côn trùng cắn

- Gãy xương

- Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch

- Tiêm vào cơ bắp

- Nhiễm trùng răng

4. Bệnh uốn ván có chữa được không?

Câu trả lời là . Để điều trị bệnh, các bác sĩ có thể kê kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn độc hại gây co thắt cơ và cứng khớp. 

Cách xử lý vết thương đúng là:

- Nhanh chóng rửa sạch vết thương (dù là vết thương nhỏ), hoặc rửa dưới vòi nước nhằm đẩy chất bẩn, vi khuẩn  ra ngoài.

- Với vết thương nặng, ra nhiều máu và dính nhiều bùn, đất, cát, có thể dùng oxy già để sát khuẩn,và cầm máu.

- Với vết thương hở, không được bôi cồn 90 độ, i-ốt (betadine, povidine) trực tiếp vào vết thương hở vì có thể dẫn đến tổn thương mô. Cẩn thận rửa lại vết thương bằng xà phòng rồi lau khô.

- Với vết thương có dị vật nằm trong, nếu đơn giản thì rửa tay sạch rồi lấy ra và băng lại bằng gạc y tế. Nếu dị vật to hoặc nằm sâu thì cần đến cơ sở y tế.

- Nếu vết thương bị nhiễm trùng thì sẽ có những dấu hiệu như: Đau nhức nhiều hơn, sưng, phù nề, vùng da quanh vết thương bị tấy đỏ, có dịch nhầy và bốc mùi khó chịu từ vết thương, hạch sưng, vết thương lâu lành hoặc không lành... Cần đến ngay bệnh viện để chữa trị và tuyệt đối không được đắp thuốc rê, thuốc bột…

benh uon van anh 5
Không nên quá chủ quan khiến uốn ván từ là những vết thương chuyển thành dạng nhiễm trùng  và gây ra những tác động xấu đến sức khỏe

Để điều trị co thắt cơ và cứng khớp, bệnh nhân thường được chỉ định dùng:

- Thuốc chống co giật nhằm giúp các cơ thư giãn, ngăn ngừa co thắt, giúp an thần và giảm lo lắng.

- Thuốc giãn cơ giúp ức chế tín hiệu thần kinh từ não đến tủy sống nhằm giảm căng cơ.

- Pancuronium và vecuronium.

- Phẫu thuật: nhằm để  loại bỏ tổn thương và nhiễm trùng, phá hủy hết các mô chết bị ô nhiễm hay các sinh vật lạ.  Lưu ý, khi bị thương, nếu đi vào những nơi có phân chuồng bò, lợn gà thì rất dễ bị nhiễm trùng uốn ván.

- Dinh dưỡng: cần cung cấp nhiều calo cho cơ thể để duy trì hoạt động sống cũng như phát triển cơ bắp

- Dùng máy thở: áp dụng với tình trạng dây thanh âm hoặc cơ hô hấp bị ảnh hưởng.

5. Cách phòng ngừa bệnh uốn ván

Bệnh nhiễm trùng uốn ván thường xuất hiện ở những người chưa bao giờ tiêm vắc-xin. Để phòng ngừa bệnh, bạn cần:

- Tiêm miễn dịch uốn ván (TIG) càng sớm càng tốt. Đặc biệt, tiêm vắc xin phòng uốn ván để chủ động phòng bệnh uốn ván cho mẹ và UVSS cho con.

- Trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não.

benh uon van anh 6
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi

- Khi trẻ lên 2 cho đến 6 tuổi,  cần tiêm Vắc-xin DTaP bao gồm năm mũi tiêm, thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi của trẻ.

- Phụ nữ có thai cần tiêm 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng để nâng cao miễn dịch cơ bản. Tiêm liều thứ 2 trước khi sinh 1 tháng. 

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần được tiêm 3 liều uốn ván, cách tối thiểu 1 tháng với liều đầu tiên, liều 3 cách liều 2 tối thiểu 6 tháng.

- Với vết thương sâu, dù đã điều trị khỏi trong thời gian dài, người bệnh vẫn nên đến bác sĩ để tiêm đầy đủ nhằm miễn dịch uốn ván, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.

- Việc điều trị sẽ diễn ra  nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn nếu được chẩn đoán sớm. Do đó, tốt nhất là nên đi khám nếu bị vết thương thường hay đau cứng cơ đột ngột để được tiêm hay chỉ định những liệu pháp điều trị thích hợp.

benh uon van anh 7
Phụ nữ có thai cần tiêm 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng để nâng cao miễn dịch cơ bản

Tóm lại, không nên quá chủ quan khiến uốn ván từ là những vết thương chuyển thành dạng nhiễm trùng và gây ra những tác động xấu đến sức khỏe. Để phòng tránh bệnh uốn ván nói riêng và những mối nguy hiểm do bệnh tật gây ra, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Bệnh nhược cơ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh nhược cơ

Nhược cơ là căn bệnh khá hiếm gặp, tuy nhiên vì chủ quan nên không ít người bệnh phải nhập viện trong tình trạng khó thở và suy hô hấp nặng. Sau đây là những kiến thức cần nắm về bệnh nhược cơ và cách điều trị bệnh đơn giản tại nhà hiệu quả nhất.

TIN MỚI NHẤT