Ngày hè, thích nhất là canh cua đồng với cà pháo nhưng 5 người không nên ăn nhiều kẻo rước bệnh vào thân

Sống khỏe 19/05/2023 19:16

Canh cua với cà muối là món ăn thông dụng và phổ biến của người Việt, ngon mát về mùa hè và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên cũng cần có những lưu ý về sự kết hợp 2 món ăn này.

Ngày hè, thích nhất là canh cua đồng với cà pháo nhưng 5 người không nên ăn nhiều kẻo rước bệnh vào thân - Ảnh 1

Ngày hè, thích nhất là canh cua đồng với cà pháo.

Canh cua và cà pháo muối là món ăn rất ngon mùa hè

ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cua đồng là loại thực phẩm rất quen thuộc của nhân dân ta, nhất là bà con nông thôn. Cua đồng sinh sống chủ yếu ở ruộng lúa, cũng có ở hồ, ao… Canh cua đồng mát, bổ, dễ ăn, rất giàu canxi và chất dinh dưỡng.

Trong 100g cua đồng cung cấp 87 Kcal, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, 2,1 mg vitamin PP,… 

Từ xa xưa, canh cua thường được ăn cùng cà muối, đặc biệt là cà pháo muối. Cà muối như một món gia vị làm cho bữa ăn trở nên hấp dẫn.

TS Tiến cho hay, các thức ăn muối mặn như dưa, cà, hành, kiệu muối,… làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do có chất nitrosamin. Tuy nhiên, nếu ngày nào cũng ăn thức ăn có chất nitrosamin suốt thời gian dài thì mới có nguy cơ ung thư cao. Còn nếu thỉnh thoảng ăn cà pháo cùng canh cua để tăng phần hấp dẫn ngon miệng thì không có gì đáng ngại.

Lưu ý khi ăn canh cua cà pháo

- Cà pháo muối chỉ ăn khi cà đã chín đều, không ăn cà muối xổi. Cà muối xổi còn xanh và hăng sẽ có hàm lượng nitrit cao hơn cà đã muối chín bởi trong một vài ngày đầu do quá trình vi sinh khử, nitrat có trong cà sẽ trở thành nitrit. Tuy nhiên, nitrit giảm dần và sẽ mất hẳn khi cà đã chua.

- Khi muối cà không nên muối quá mặn để hạn chế lượng muối ăn vào cơ thể.

- Tuy ngon và hấp dẫn nhưng cũng chỉ nên ăn 4-5 quả cà muối trong một bữa. Hơn nữa, cà pháo muối là món ăn mặn chứa nhiều muối. Những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên ăn quá mặn, đặc biệt, những người mắc bệnh mạn tính, bệnh tăng huyết áp cần hạn chế ăn cà muối.

Ai không nên ăn canh cua cà muối?

Tuy cua nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng lại cho biết thêm, không phải ai cũng có thể ăn được cua.

- Người dị ứng với cua: Những người sau khi ăn cua có biểu hiện ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, thậm chí khó thở, co thắt phế quản, nguy hiểm đến tính mạng.

- Người mới khỏi bệnh: Theo Đông Y, cua có tính hàn nên ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa.

- Người bị tiêu chảy: Những ai đang bị tiêu chảy tuyệt đối không nên các món chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính lạnh vì có thể khiến người đang bị bệnh, bị tiêu chảy càng bị nặng thêm, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

- Người bị bệnh tim mạch: Bởi vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol (trong 100 gam thịt cua có đến 125 mg cholesterol) nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua đồng.

- Người bị bệnh gout: Cua đồng chứa nhiều Kali và prunes nên không tốt cho người bị bệnh gout.

Thời tiết nóng bức, nhiều người tắm xong hay làm một việc này cực kỳ nguy hiểm nhưng lại cứ chậc lưỡi 'không sao đâu'

Sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu tiếp tục ở dưới quạt hay điều hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp.

TIN MỚI NHẤT