Trẻ 5 tuổi nhưng ở nhà thì khôn ngoan nhưng ra bên ngoài lại khờ khạo và dễ bị bắt nạt... liệu có đáng lo ngại?

Nuôi dạy con 15/04/2021 06:49

Trẻ ở nhà cùng ông bà nói rất nhiều, giao tiếp rất nhanh. Khi tới trường không phản ứng với các bạn xung quanh, thụ động không chịu học, không giao tiếp với các bạn...

Chào chuyên gia.

Bé nhà em 5 tuổi luôn phản ứng chậm với tất cả xung quanh, chỉ chấp nhận giọng nói quen, công việc quen, người quen. Ở nhà cùng ông bà nói rất nhiều, giao tiếp rất nhanh. Con đi trường không phản ứng với các bạn xung quanh, thụ động không chịu học, không giao tiếp với các bạn, cần cô giáo hướng dẫn từng bước. Chuyên gia có thể cho em lời khuyên không ạ? Em cảm ơn ạ!

Minh Hà (Hà Nội)

Trẻ 5 tuổi nhưng ở nhà thì khôn ngoan nhưng ra bên ngoài lại khờ khạo và dễ bị bắt nạt... liệu có đáng lo ngại? - Ảnh 1
NCS TS. BS Nguyễn Bá Phước Anh, Viện trưởng viện Nghiên cứu Ứng dụng khoa học Tâm lý, Tâm thần và Thần kinh

Chào bạn!

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có cách tiếp cận thế giới riêng. Học cách giúp con bạn làm quen với những người mới, trải nghiệm mới theo cách phù hợp với tính khí của con mình là việc nên làm.

Trường hợp của con bạn không phải hiếm, bạn đừng lo lắng nhé. Có rất nhiều trẻ nhút nhát hoặc khó làm quen, khó tiếp xúc. Nói cách khác, các con chưa thoải mái hoặc thận trọng trong các tình huống mới hoặc với những người chưa quen. Khi còn bé, các con không thích được ai bế; các con chỉ muốn được âu yếm bởi một số người đặc biệt, đáng tin cậy trong gia đình. Khi mới biết đi, các con không tham gia, theo dõi những gì người khác đang làm cho đến khi trẻ cảm thấy đủ thoải mái để tham gia. Trẻ có thể gặp khó khăn với những thay đổi như người chăm sóc trẻ mới.

Đôi khi cha mẹ ít giao lưu, gặp gỡ mọi người, sống khép kín cũng làm cho các con nhút nhát.

Thực tế là, một số trẻ tự nhiên cảm thấy thoải mái hơn trong các tình huống mới và nhảy ngay vào cuộc, trong khi những trẻ khác thận trọng hơn và cần thời gian cũng như sự hỗ trợ của người lớn quan tâm để cảm thấy an toàn trong những tình huống không quen thuộc. Đồng thời, những đứa trẻ này thường là những người quan sát rất cẩn thận, học được nhiều điều từ những gì chúng nhìn thấy và có thể có xu hướng suy nghĩ thấu đáo các tình huống trước khi chúng hành động, và đây là điểm tốt và là một kỹ năng cần thiết và quan trọng sau này.

Tính khí không phải là thứ mà con bạn chọn, cũng không phải là thứ do bạn tạo ra. Không có tính khí “đúng” hoặc “sai” hoặc “tốt hơn” hoặc “tệ hơn”. Nhưng tính khí là một yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của con bạn vì nó định hình cách con bạn trải nghiệm và phản ứng với thế giới.

Bạn lưu ý rằng hành vi của trẻ có thể khác nhau trong các tình huống khác nhau. Bạn có thể thấy con mình rất im lặng trong bữa tiệc sinh nhật của một người bạn nhưng lại trò chuyện như có thể với ông bà của mình, những người mà bé biết rõ và quý mến. Trẻ khó làm quen hay nhút nhát thường rất vui khi tự chơi một mình hoặc chỉ đi chơi với bạn, người thân và đây là trường hợp của con bạn. Những trẻ nhút nhát, khi lớn lên, trẻ thường chỉ thích chơi với một hoặc hai người bạn thân, thay vì một nhóm lớn.

Những trẻ nhút nhát này nghiên cứu cho thấy vẫn hạnh phúc như những trẻ khác dễ hòa đồng và không có sự khác biệt.

Trường hợp con bạn đã 5 tuổi, ở nhà con nói nhiều, đi nhanh, nhưng ở trường thì ngược lại. Trước tiên bạn cần để ý là thời gian từ 1-3 tuổi và thời gian từ 3-5 tuổi con bạn như thế nào? Ngoài môi trường là trường học ra, các môi trường khác bên ngoài con có vậy không? Nếu các môi trường khác không như vậy mà chỉ ở môi trường tại trường học như thế thì bạn cần xem lại chất lượng dạy dỗ, thái độ các thầy cô trong lớp và để ý thêm xem trẻ có bị bắt nạt hay không? Tuy nhiên trong tình huống bạn hỏi, tôi đoán là trẻ có phản ứng tương tự ở các môi trường khác ngoài gia đình.

Trong trường hợp này, bạn cần kiên nhẫn giúp trẻ tương tác với môi trường như đã kể trên mặc dù có muộn một chút. Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ tới các chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhi khoa (về tâm lý, tâm thần, thần kinh) để đánh giá trẻ có bị chứng rối loạn phổ tự kỷ hay không để có hướng trị liệu lâu dài. Ngoài ra bạn yên tâm là con bạn không bị rối loạn ngữ âm hay có vấn đề gì nghiêm trọng khác đâu nhé.

Thân chào bạn, chúc con bạn sớm hòa nhập và vui vẻ trong môi trường bên ngoài.

NCS TS. BS. Nguyễn Bá Phước Anh

Tuyệt chiêu giúp mẹ ‘uốn nắn’ trẻ sơ sinh không khóc đêm để ngủ ngày, bạn nên áp dụng ngay cho con

Nhiều bà mẹ có con đầu lòng thường đau đầu với việc con quấy khóc vào ban đêm và chỉ chịu ngủ vào ban ngày. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn nguy hiểm đến sự phát triển của con. Dưới đây là những cách để bé không còn quấy khóc vào ban đêm mẹ nên biết.

TIN MỚI NHẤT