Nguyên nhân trẻ ngủ đêm hay lăn lộn và cách xử lý

Nuôi dạy con 02/09/2020 13:39

Nhiều bố mẹ cảm thấy buồn phiền khi trẻ ngủ đêm hay lăn lộn không ngon giấc. Dưới đây là những nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý khi gặp tình trạng này!

Nội dung bài viết

Trẻ ngủ đêm hay lăn lộn, không sâu giấc, trằn trọc hoặc quấy khóc do giật mình,… là những vấn đề phổ biến nhưng lại khiến các ông bố bà mẹ vô cùng hoang mang, lo lắng. Để khắc phục được vấn đề này, các bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân cũng như có kiến thức xử lý phù hợp. 

Tre ngu dem hay lan lon 1
Trẻ ngủ đêm hay lăn lộn là tình trạng khá phổ biến - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân trẻ ngủ đêm hay lăn lộn

Trẻ sơ sinh đã hình thành các bộ phận cơ thể một cách hoàn chỉnh, đặc biệt là não bộ, nhưng lại chưa hoàn thiện về mặt chức năng, cần thêm thời gian cho đến khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Não bộ cùng với hệ thần kinh trung ương đảm nhiệm nhiều chức năng phức tạp, do đó cần tiếp tục phát triển và hoàn thành khi trẻ lên 6 tuổi.

Trong giai đoạn đầu đời, giấc ngủ vô cùng quan trọng với trẻ và não bộ chính là trung tâm điều khiển giấc ngủ của trẻ. Khi trẻ ngủ sâu giấc, vỏ não sẽ làm nhiệm vụ ức chế các hoạt động có ý thức. Các vùng não điều khiển những vận động vô thức vẫn diễn ra bình thường như nhịp tim, hơi thở, nhu động ruột,…

Tre ngu dem hay lan lon 2
Tại sao bé ngủ đêm hay lăn lộn, ngủ không sâu giấc - Ảnh minh họa: Internet

Tại sao bé ngủ hay lăn lộn? Ở độ tuổi sơ sinh, chức năng não bộ của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, khó khăn trong việc điều khiển giấc ngủ. Bởi vậy, trẻ sơ sinh ngủ hay lăn lộn, không sâu giấc, hay cử động tay chân hoặc cười, khóc bất thường,… là do não bộ không thể ức chế hoàn toàn các hoạt động có ý thức khi trẻ đang ngủ.

Một số yếu tố khiến bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn

  • Bé đang trong độ tuổi phát triển thể chất lẫn tinh thần nhưng bố mẹ lại không bổ sung đủ các khoáng chất hoặc không được bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu canxi, photpho, magie,… Hậu quả làm cho hệ thần kinh của bé nhạy cảm hơn.
  • Trong giai đoạn phát triển các động tác cơ bản, trẻ hay cử động mạnh hơn so với trước, các hoạt động tay chân nhiều hơn, gây nên các biểu hiện dư âm trong giấc ngủ.
Tre ngu dem hay lan lon 3
Một số yếu tố khiến bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn - Ảnh minh họa: Internet
  • Khi trẻ bắt đầu biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh, sinh ra những tác động về cảm xúc, tâm lý như buồn, vui, sợ hãi, lo lắng,… khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay lăn lộn, quấy khóc.
  • Một số bệnh lý cũng có thể khiến trẻ sốt, quấy khóc, khó chịu, đau nhức,…
  • Một số hoạt động bình thường về sinh lý cũng có thể làm cho trẻ ngủ không ngon giấc như đau bụng, mắc tiểu, đói bụng,…
  • Chế độ ăn uống của trẻ bị thay đổi khi trẻ ăn những thức ăn lạ hoặc bị ép ăn món không thích,… từ đó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và tâm lý của trẻ.

Biện pháp khắc phục hiện tượng trẻ ngủ đêm hay lăn lộn

Tạo không gian ngủ thoáng mát, thoải mái cho bé

  • Lau chùi, vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ cho bé.
Tre ngu dem hay lan lon 4
Tạo không gian ngủ thoáng mát, thoải mái cho bé - Ảnh minh họa: Internet
  • Giặt giũ và phơi khô ráo các vật dụng như chăm đệm, giường chiếu trước mỗi lần bé sử dụng.
  • Duy trì nhiệt độ phòng ngủ cho bé ở mức vừa phải, không lạnh quá hay nóng quá so với nhiệt độ cơ thể của trẻ. Không gian phòng ngủ của trẻ sơ sinh phải thông thoáng, yên tĩnh, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào đồng thời giữ độ sáng trong phòng vừa phải.

Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi ngủ

Trẻ ngủ đêm hay lăn lộn là do trẻ nghịch ngợm, quậy phá nên bị bố mẹ la mắng, vô tình tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này góp phần khiến cho giấc ngủ của bé không ngon giấc, dễ giật mình. Bởi vậy, các bố mẹ cần có phương pháp giáo dục thích hợp, không la rầy vô cớ, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý con nhỏ.

Tre ngu dem hay lan lon 5
Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế cho trẻ vận động nhiều trước khi ngủ

Mặc dù việc trẻ vận động tay chân, vui chơi là việc tốt, hỗ trợ phát triển xương khớp, nhưng nếu trẻ hoạt động quá mức lại có thể gây hại, ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của trẻ. Bởi vậy, tốt nhất là mẹ nên hạn chế cho trẻ vận động quá sức trước khi ngủ để tránh hiện tượng trẻ ngủ hay lăn lộn.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi đi ngủ

Cơ thể sạch sẽ sẽ giúp trẻ ngủ sâu giấc, không lăn lộn, quấy khóc. Mẹ nên tắm nước ấm cho trẻ trước khi đi ngủ cho trẻ để bé ngủ ngon hơn, sâu hơn. Lưu ý là phải tắm cho bé thật nhanh, hạn chế cho bé ngâm trong nước quá lâu, tránh mắc một số bệnh như nhiễm nước, cảm cúm,… Sau khi tắm xong, lau khô người rồi cho bé mặc quần áo thoải mái, thông thoáng rồi cho bé đi ngủ.

Tre ngu dem hay lan lon 6
Cho trẻ tắm nước ấm trước khi đi ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Tư thế ngủ thoải mái

Tư thế ngủ đúng sẽ giúp bé thoải mái, giấc ngủ được duy trì lâu hơn, không lăn lộn hay quấy khóc. Mẹ hãy nhẹ nhàng thay đổi tư thế ngủ cho trẻ một cách hợp lý nhất, tránh làm trẻ giật mình thức giấc.

Chế độ dinh dưỡng

Các mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống cho trẻ, đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, protein, vitamin nhóm B,… tránh tình trạng trẻ bị thiếu chất, dẫn tới khó ngủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho trẻ phơi nắng khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường hấp thụ vitamin D, hỗ trợ xương chắc khỏe.

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ đêm hay lăn lộn. Mong rằng các mẹ sẽ bớt lo lắng và áp dụng đúng để chăm sóc bé yêu tốt nhất!

Bí quyết khắc phục trẻ sơ sinh bị khản tiếng nhanh khỏi, mẹ cần biết

Tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng rất thường gặp. Tuy nhiên có thể đây là một dấu hiệu đặc trưng của tình trạng viêm thanh quản cấp rất nguy hiểm, mẹ không nên chủ quan.

TIN MỚI NHẤT