Mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa cần đọc

Nuôi dạy con 12/03/2020 06:00

Mẹ bầu chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nội dung bài viết

Hoa mắt chóng mặt khi mang thai là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng gặp phải. Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, hiện tượng chóng mặt này sẽ có những biểu hiện và nguyên nhân khác nhau. Mẹ cần phải nắm bắt được đâu là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này và cách khắc phục ra sao. Nếu mẹ bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa thì không nên bỏ qua bài viết này.

Chong mat khi mang thai 3 thang giua 1
Mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa do nhiều nguyên nhân khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân mẹ bầu chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa 

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng giữa là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Do các nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt ở 3 tháng đầu vẫn còn

Trong 3 tháng đầu khi mang thai, mẹ có thể bị chóng mặt, đau đầu vì:

  • Thay đổi hormone trong cơ thể và hạ huyết áp.
  • Mẹ bị nghén, nôn.
  • Mang thai bên ngoài tử cung.

Tháng thứ 4 trở đi, nhiều người sẽ không còn bị chóng mặt do các hiện tượng này nữa. Nhưng đối với những cơ thể yếu hoặc gặp phải một số bệnh nào đó thì hiện tượng này vẫn còn duy trì kéo dài sang những tháng sau khiến cho mẹ bị chóng mặt.

Chong mat khi mang thai 3 thang giua 2
Đi khám và kiểm tra định kỳ để biết nguyên nhân và khắc phục - Ảnh minh họa: Internet

Áp lực của tử cung

Khi thai nhi phát triển sẽ tạo áp lực lên tử cung và các thành mạch máu. Điều này có thể bắt đầu từ những tháng đầu tiên và kéo dài cho đến khi mẹ sinh em bé. Nếu bị chóng mặt do nguyên nhân này thì kể cả khi mẹ nằm ngửa cũng sẽ bị. 

Các tĩnh mạch chủ dưới đưa máu về tim bị chèn ép vì vậy cung lượng tim giảm và máu đến được não cũng sẽ hạn chế. Kèm theo chóng mặt, mẹ sẽ thấy xây xẩm, hoa mắt khi cố gắng đứng dậy.

Chong mat khi mang thai 3 thang giua 3
Chóng mặt có thể kèm theo buồn nôn- Ảnh minh họa: Internet

Mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng rất dễ gặp ở phụ nữ khi mang thai. Có thể trước đây bạn không bị tiểu đường nhưng khi mang thai, lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao vượt ngoài tầm kiểm soát. Khi bị tiểu đường thai kỳ, các tế bào sống trong môi trường ưu trương và mất nước nghiêm trọng dẫn đến chóng mặt.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy đi xét nghiệm liên tục theo định kỳ và thường xuyên theo dõi lượng đường. Tuân thủ nghiêm chế độ ăn và kế hoạch tập luyện của bác sĩ.

Hạ đường huyết

Hiện tượng hạ đường huyết do lượng máu trong cơ thể của bạn quá thấp cũng là vấn đề mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Khi bị hiện tượng này, mẹ sẽ thấy chóng mặt, run rẩy, đổ mồ hôi, đau đầu. 

Nguyên nhân là do bào thai phát triển nhanh chóng. Chúng cần một nguồn năng lượng lớn để tăng trưởng. Vì vậy, nếu bị hạ đường huyết hãy ăn các loại trái cây, uống sữa, ngũ cốc và bánh ngọt xen kẽ vào các bữa ăn chính để cơ thể được cung cấp đủ lượng đường. 

Chong mat khi mang thai 3 thang giua 4
Không nên thay đổi tư thế đột ngột - Ảnh minh họa: Internet

Khi bị chóng mặt cần phải làm gì?

Mỗi mẹ bầu có những triệu chứng kèm với chóng mặt khác nhau. Ví dụ như: chóng mặt và mệt mỏi; chóng mặt kèm theo buồn nôn, choáng váng, đầu quay vòng vòng, thị giác thay đổi, mất thăng bằng và ngã quỵ. Khi mẹ bầu xuất hiện hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa, cần thực hiện những điều sau đây:

  • Ngồi từ từ xuống để không bị ngã bất ngờ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất là co hai chân lại và đặt đầu ở giữa 2 đầu gối. Sau đó đứng dậy từ từ và ổn định. Không nên làm các hoạt động quá đột ngột. 
  • Nhờ những người xung quanh mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để không khí được lưu thông, điều hòa.
  • Khi nằm hãy nằm nghiêng sang trái và đặt một chiếc gối nhỏ dưới hông giúp hỗ trợ tư thế nằm thoải mái hơn. Việc lưu thông máu đến não sẽ dễ dàng hơn.
  • Ăn nhẹ và uống nước trái cây giúp cơ thể có nhiều năng lượng, tránh nguy cơ bị chóng mặt do hạ đường huyết.
  • Khi bị chóng mặt, mẹ có thể tắm bằng nước lạnh để chấm dứt hiện tượng này. 
Chong mat khi mang thai 3 thang giua 5
Chú ý đến chế độ ăn hằng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Cách giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

Để hạn chế tình trạng chóng mặt khi mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa, mẹ hãy thực hiện theo những khuyến cáo sau:

  • Tăng cường uống nhiều nước mỗi ngày. 
  • Khi muốn rời khỏi giường hoặc ghế, mẹ không nên đứng dậy đột ngột mà phải chuyển tư thế từ từ. Nếu đang nằm, hãy nằm nghiêng sang một bên rồi ngồi dậy và ngồi im tại chỗ trong vài phút.
  • Không nên đứng một chỗ trong thời gian quá lâu. Nếu công việc buộc phải đứng lâu một chỗ, mẹ hãy cố gắng chuyển động đôi chân. Như vậy thì tuần hoàn máu có thể được lưu thông dễ dàng hơn.
  • Không mặc quần áo quá bó khít với cơ thể. Hãy chọn các trang phục rộng, thoải mái để giúp máu lưu thông hiệu quả hơn, giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Để tránh tình trạng hạ đường huyết mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày ngoài 3 bữa chính. Tuyệt đối không được để người quá đói.
  • Không nên nằm ngửa trong giai đoạn này.
  • Không tắm bằng nước nóng.
  • Ở những nơi thoáng mát giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
Chong mat khi mang thai 3 thang giua 6
Nằm đúng tư thế để giúp lưu thông máu tốt nhất không bị chóng mặt - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những kiến thức về hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa. Mẹ hãy ghi nhớ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. 

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Trong suốt những tháng cuối cùng, thai phụ hay cảm thấy khó chịu trong người kèm theo hiện tượng chóng mặt. Vậy bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối phải làm sao?

TIN MỚI NHẤT