Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 – Tại sao tháng thứ 6 rồi vẫn bị buồn nôn?

Nuôi dạy con 21/02/2020 15:38

Buồn nôn là triệu chứng phổ biến trong những ngày đầu thai kỳ. Tuy nhiên, buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 nên có nhiều mẹ vẫn lo lắng. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ không?

Có nhiều mẹ buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6. Có lẽ do cơ địa khác nhau dù đã trải qua 2/3 thai kỳ mà mẹ vẫn buồn nôn. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này!

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 – Tại sao tháng thứ 6 rồi vẫn bị buồn nôn? ảnh 1
Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 - Ảnh minh họa: Internet

Bầu tháng thứ 6 buồn nôn

  • Buồn nôn chán ăn khi mang thai không phải là một hiện tượng lạ. Tháng thứ 6 vẫn buồn nôn sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống và hấp thụ các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Chính vì vậy, mẹ có thể lưu ý một vài điểm sau để tình trạng sức khỏe tốt hơn:

+ Uống thật nhiều nước sẽ giảm giảm tình trạng ốm nghén. Ngoài nước lọc, mẹ hãy bổ sung thêm các loại trái cây khác như nước cam, nước chanh…

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 – Tại sao tháng thứ 6 rồi vẫn bị buồn nôn? ảnh 2
Nên uống nhiều nước khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

+ Mẹ không nên ăn nhiều đồ ăn nặng mùi sẽ khiến mẹ chán ăn và buồn nôn như: cá, quế, hồi, cà ri,… hay bất kỳ thực phẩm nào mẹ thấy buồn nôn.

+ Bạn nên ăn những món ít gia vị: Quá mặn hay quá cay nóng sẽ khiến mẹ đầy hơi, khó chịu và chán ăn.

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 – Tại sao tháng thứ 6 rồi vẫn bị buồn nôn? ảnh 3
Khi bầu không nên ăn các loại gia vị nặng mùi

+ Chia nhỏ các bữa ăn để mẹ không có cảm giác ngấy. Thay vì ăn 3 bữa, mẹ có thể ăn thành 6 bữa và uống thêm nước để không thấy chán. Đừng bỏ bữa rất không tốt cho sức khỏe.

+ Bổ sung nhiều thực phẩm chứa đạm và tinh bột sẽ giúp mẹ no lâu hơn, không bị mỏi mệt và giữ đường huyết ở mức ổn định, đồng thời giải phóng calo cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

+ Bổ sung thêm nhiều vitamin từ các loại trái cây, rau củ để cơ thể có nhiều chất dinh dưỡng. Cộng thêm việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung những dưỡng chất quan trọng.

  • Đau bụng buồn nôn khi mang thai – Vấn đề này sẽ xảy ra do một số nguyên nhân sau:

+ Táo bón và nhiều khí trong đường ruột: Đây là một tình trạng rất phổ biến khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối khi thai kỳ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Đồng nghĩa với việc thai nhi chèn ép vào tử cung, gây áp lực lên vùng chậu để thai phụ khó đi tiêu. Ngoài ra, những tháng cuối là giai đoạn tăng cân nhanh, thiếu tập luyện thể dục thể thao nên dẫn dễ táo bón. Hãy ăn những thực phẩm bổ sung nhiều chất xơ để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, bổ sung thuốc nhuận tràng để giúp giảm đau. Tuy nhiên, điều này cần nói chuyện với bác sĩ hoặc hộ sinh trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 – Tại sao tháng thứ 6 rồi vẫn bị buồn nôn? ảnh 4
Bạn bị táo bón khi mang bầu - Ảnh minh họa: Internet

+ Trào ngược axit là chứng ợ nóng xuất hiện trong khoảng 17% đến 45% phụ nữ khi mang thai. Một hormone thai kỳ được gọi là progesterone làm trào ngược axit và ợ nóng. Khi thai nhi phát triển ngày 1 lớn và gây áp lực lên đường tiêu hoá thì tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Có nhiều mẹ bầu bị trào ngược axit khi nằm.

Nôn ra nước chua khi mang thai

Nếu như chỉ nôn hay buồn nôn thông thường, có nhiều mẹ sẽ nghĩ chắc đây là do tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn có thể nhận ra điểm khác biệt: Đau dạ dày sẽ nôn ra nước chua hoặc thức ăn, trường hợp nôn nhiều có thể dẫn đến hiện tượng mất nước và tụt huyết áp khá nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ phải đặc biệt cẩn thận khi mắc tình trạng nôn này. Lưu ý đi khám bác sĩ sớm để có phương pháp xử lý kịp thời.

Một số phương pháp giúp bạn chống nôn – nghén hiệu quả

  • Dùng gừng giảm ốm nghén, buồn nôn. Bạn có thể pha nước gừng loãng, ăn gừng trong các món ăn hay các loại bánh.
Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 – Tại sao tháng thứ 6 rồi vẫn bị buồn nôn? ảnh 5
Dùng gừng giúp bạn giảm buồn nôn, ốm nghén - Ảnh minh họa: Internet
  • Bấm huyệt giảm nôn, nghén. Một số nghiên cứu cho rằng những tác động đến các vị trí nhất định trên cơ thể sẽ giúp não bổ giải phóng một số loại hoá chất tương ứng làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn. Hiện chưa có báo cáo nào về tác hại nghiêm trọng của bấm huyệt khi mang thai, nếu bấm huyệt không đúng cách sẽ gây hậu quả lớn cho mẹ và thai nhi. Bạn nên chọn chuyên gia giàu kinh nghiệm để thực hiện.
  • Ngoài ra, bạn có thể ngửi thêm chanh để giảm bớt cơn ốm nghén, buồn nôn, hoặc bạn hãy pha một cốc trà loãng với 1 lát chanh uống cũng rất tuyệt vời.
Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 – Tại sao tháng thứ 6 rồi vẫn bị buồn nôn? ảnh 6
Dùng chanh giảm ốm nghén - Ảnh minh họa: Internet

Tình trạng buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 không quá tệ đến mức mẹ phải lo lắng nhiều như vậy. Chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn những phương pháp đơn giản và hiệu quả. Các mẹ bầu hãy áp dụng những cách trên đây để có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai - Những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục hiệu quả

Chóng mặt buồn nôn khi mang thai là triệu chứng nhiều mẹ bầu gặp phải. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết.

TIN MỚI NHẤT