6 bước sơ cứu cơ bản khi trẻ bị đuối nước, cha mẹ cần phải biết

Nuôi dạy con 22/07/2022 05:04

Đuối nước - một vấn đề toàn cầu đặc biệt nghiêm trọng. Theo thống kê, tại Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân tử vong thứ 2 ở trẻ em nhóm 5-14 tuổi; trung bình mỗi ngày có 6 - 7 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước.

Khi trẻ bị đuối nước, cha mẹ cần làm gì để cứu con qua khỏi giai đoạn nguy hiểm nhất?

Bước 1: Gọi người giúp đỡ và nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách;

Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không, từ đó có những biện pháp sơ cứu cần thiết như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực…

Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại.

6 bước sơ cứu cơ bản khi trẻ bị đuối nước, cha mẹ cần phải biết - Ảnh 1
 Ảnh minh họa

Bước 5: Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.

Bước 6: Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ. Tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của đội Cấp cứu 115.

Chú ý: Trong quá trình sơ cứu đuối nước cần tránh các sai lầm thường gặp như dốc ngược trẻ hoặc vác trẻ lên vai rồi chạy cho nôn nước ra, việc vác chạy sẽ làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.

Để phòng tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây:

Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

Khi đi bơi phải có phao bơi an toàn.

Không cho trẻ nhai kẹo cao su khi bơi.

Không để đồ chơi ở bể khiến trẻ cố với. 

Luôn mang điện thoại để dùng khi cần.

6 bước sơ cứu cơ bản khi trẻ bị đuối nước, cha mẹ cần phải biết - Ảnh 2
 Ảnh minh họa

Dạy trẻ trong độ tuổi tiểu học và THCS kĩ năng biết bơi và an toàn trong môi trường nước

Các sông, hồ, ao phải có biển báo nguy hiểm

Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

- Gia đình có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

Để phòng tránh những tai nạn đuối nước xảy ra, mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra giúp cho cuộc sống luôn ý nghĩa, an toàn và hạnh phúc !

Trẻ uống bao nhiêu nước là đủ, cha mẹ chú ý 3 khoảng thời gian không nên cho trẻ uống nước

Nước rất cần thiết cho cơ thể, nhưng không phải uống vô tội vạ, uống bất kì lúc nào cũng là tốt. Vậy một ngày trẻ cần uống bao nhiêu nước và uống như thế nào?

TIN MỚI NHẤT