2 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh lưu ý để kịp thời cứu con

Nuôi dạy con 20/09/2022 12:19

 Với trẻ nhỏ, những nguy cơ bị hóc dị vật luôn dễ xảy ra dẫn đến các mối nguy hiểm khó lường. Do đó, chúng ta luôn cần đề phòng và cần có những kinh nghiệm để phòng tránh.

Mới đây, việc nhiều bậc phụ huynh lo lắng và quan tâm đến vấn đề con dễ bị hóc dị vật vào vùng cổ, nhất là những món ăn dẻo, dễ bám dính (như các hạt trân châu trong trà sữa, các loại thạch), các món ăn dạng hạt như chôm chôm, hạt nhãn, kẹo mút, mẩu bánh mì), các đồ vật (như hạt nhựa, cúc áo…) dẫn đến tình trạng hóc, tổn thương, nghẹt thở và nguy hiểm đến tính mạng. Báo VnExpress từng đăng tải sự việc đau lòng xảy ra khi một bé gái hút quá mạnh hạt trân châu trong trà sữa, hạt trân châu ngay lập tức đã bay thẳng xuống cuống họng, gây nghẹt đường thở. Mặc dù người mẹ đã dùng thủ thuật cứu con nhưng không hiệu quả, bé tử vong sau đó.

2 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh lưu ý để kịp thời cứu con - Ảnh 1
Trẻ bị hóc dị vật. Ảnh: Internet

Sự việc trên cũng được chỉ rõ vô cùng nghiêm trọng và đòi hỏi thời gian xử lý nhanh chóng. Bởi chỉ trong vòng 4 phút, khi đứa trẻ không được xử lý kịp, có thể dẫn đến tử vong.

Với các trường hợp hóc dị vật, sơ cấp cứu là bước vô cùng quan trọng, theo bác sĩ Phạm Ngọc Toàn, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung Ương chia sẻ trên VietNamNet, với các ca hóc dị vật nói chung, hóc trân châu nói riêng như bệnh nhi này, nếu biết cách xử trí, cách sơ cứu rất đơn giản có thể cứu sống được bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân tỉnh táo, có ho được thì hãy khuyến khích bệnh nhân ho rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Trường hợp bệnh nhân không ho được, ho không có hiệu quả, cần nhanh chóng làm liệu pháp vỗ lưng, ấn ngực.

Cách thực hiện cứu chữa như sau:

Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ. Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu.

Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.

2 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh lưu ý để kịp thời cứu con - Ảnh 2
Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật. Ảnh: Internet

Lưu ý, trường hợp trẻ hôn mê và không thở được, bố mẹ cần thực hiện hà hơi thổi ngạt rồi mới tiến hành sơ cứu. Nếu trẻ vẫn chưa thở được, cần tiến hành song song hà hơi thổi ngạt và dùng tay ấn mạnh vào dưới xương ức trẻ cho đến khi dị vật văng ra ngoài.

Xử lý khi trẻ bị hóc hạt nhãn, xương cá

Theo báo VietNamNet đưa tin trước đó, tại Bệnh viện A Thái Nguyên, một bé trai bị hạt nhãn mắc kẹt trong cổ họng, đã ngưng thở ngay tại nhà, sau đó được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng không kịp.

Khi hóc phải dị vật, trẻ sẽ có những biểu hiện điển hình như: trẻ đang chơi đùa bỗng nhiên ho dữ dội, có trẻ không khóc mà chỉ ú ớ, khó thở, chân tay cứng đờ, co giật, toàn thân tím tái,... Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể ngừng thở và tử vong ngay tại chỗ do dị vật gây tắc nghẽn đường cung cấp oxi cho phổi.

2 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh lưu ý để kịp thời cứu con - Ảnh 3
Sơ cứu trẻ bị hóc hạt nhãn khi còn tỉnh táo. Ảnh: Internet

Nếu trẻ còn tỉnh táo, cho trẻ đứng thẳng người. Bố mẹ đứng sau lưng trẻ ở tư thế chân trước chân sau, hai chân lồng giữa hai chân trẻ (hoặc quỳ gối xuống để cao ngang tầm trẻ), choàng 2 tay ra trước ngang thắt lưng trẻ. Một tay nắm chặt, tay còn lại đặt lên tay kia để tạo lực. Đặt hai tay lên vùng thượng vị của trẻ rồi ấn mạnh theo chiều từ dưới lên trên 5 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra thì tiếp tục thực hiện động tác này 6 - 10 lần.

Khoa học chứng minh: Quá gầy hay quá béo đều không tốt, người hơi mập mới sống lâu

Khoa học chứng minh người béo vừa có thể sống lâu hơn những người gầy hoặc béo phì.

TIN MỚI NHẤT