Mẹ cắt tóc con "nham nhở", khi bé mở mắt ra, dân mạng vỡ oà: Xinh đẹp bất chấp!

Ngắm con yêu mỗi ngày 29/10/2019 01:00

Cô bé xinh đẹp bất chấp mọi kiểu tóc

Sinh con gái đáng yêu như búp bê là mong muốn của hầu hết các bà mẹ. Cũng chính vì vậy, những bức ảnh khoe con gái trên mạng xã hội luôn nhận được nhiều chú ý từ chị em. Mới đây, một bà mẹ trẻ khoe ảnh cắt tóc cho con gái cưng lên mạng xã hội và khiến cư dân mạng sốc với vẻ đẹp của cô bé.

Mẹ cắt tóc con 'nham nhở', khi bé mở mắt ra, dân mạng vỡ oà: Xinh đẹp bất chấp! - Ảnh 1

Vì không phải thợ cắt tóc chuyên nghiệp nên bà mẹ này cắt tóc mái cho con gái khá "nham nhở", các đường kéo không đều nhau. Nhưng ai biết được, khi cô bé mở mắt ra, ngay cả mái tóc cắt hỏng cũng không thể làm giảm vẻ đáng yêu.

Mẹ cắt tóc con 'nham nhở', khi bé mở mắt ra, dân mạng vỡ oà: Xinh đẹp bất chấp! - Ảnh 2

"Ôi cô bé thật quá xinh đẹp, ghen tị với đôi mắt"

"Tưởng tượng con gái tôi mà bị cắt tóc như thế này, có lẽ sẽ rất tồi tệ"

"Đôi mắt đẹp đã cứu mọi thứ"

Mẹ cắt tóc con 'nham nhở', khi bé mở mắt ra, dân mạng vỡ oà: Xinh đẹp bất chấp! - Ảnh 3

Tất cả các bậc phụ huynh đều mong con gái có mắt đẹp. Có rất nhiều sự thật thú vị về đôi mắt trẻ mà cha mẹ chưa từng biết

Tại sao mắt trẻ nhỏ lại to thế?

Trẻ sơ sinh thường có mắt rất to bởi vì quá trình phát triển bình thường của trẻ sẽ là theo hướng từ đầu xuống chân. Khi mới sinh, mắt trẻ đã có kích thước bằng khoảng 70% mắt người lớn, trong khi chiều cao thì chỉ bằng khoảng 30%. Đó là lý do mẹ luôn có cảm giác mắt trẻ sơ sinh rất to. Trong hai năm đầu đời, mắt bé sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

Mí mắt trẻ là bộ phận thường do di truyền từ bố

Đây cũng là yếu tố được di truyền tuyệt đối. Điều thú vị là mí mắt của người cha hầu hết sẽ được di truyền cho con cái của họ, thậm chí nhiều em bé khi mới sinh ra chưa có những điểm giống hoàn toàn với mí mắt bố nhưng theo thời gian sẽ thay đổi và được di truyền yếu tố này.

3-5 tuổi là giai đoạn cần chăm sóc mắt trẻ thật kỹ

Ở trẻ từ sơ sinh đến 3-5 tuổi, chức năng thị giác được hình thành dần. Đây là tuổi rất nhạy với tình trạng giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Trẻ nhỏ từ lúc mới sinh cho đến 3-5 tuổi thường gặp những vấn đề về tật khúc xạ, bị lé. Thông thường, các bà mẹ hay mắc phải một sai lầm, là đợi trẻ lớn mới cho đi khám vì sợ bé không hợp tác được. Ở lứa tuổi này, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám mắt ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như là bị lé, nháy mắt hay dụi mắt thường xuyên, nheo mắt, đến gần để nhìn hoặc là nghiêng đầu nhìn, chảy nước mắt…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mắt

Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ, quả vàng đậm, đỏ, cam, trái cây tươi, tối thiểu hai bữa cá mỗi tuần, thịt, trứng, sữa, gan, dầu nành, dầu mè… để nhận đủ các vitamin A, C, E, acid béo thiết yếu omega-3, omega-6…. Hàng ngày cơ thể cần khoảng 55-70mg selenium có từ các loại hải sản, phủ tạng động vật, thịt, các loại ngũ cốc… Chất lutein có trong bắp, trứng được gọi là carotenoid võng mạc, do vai trò quan trọng đối với võng mạc, đặc biệt là ở điểm vàng.

Ngoài ra cần bổ sung các chất khoáng như: kẽm (Zn), nhu cầu hàng ngày khoảng 12-15mg qua hải sản, thịt đỏ, gan, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, đặc biệt trong hàu có hàm lượng kẽm rất cao. Magnesium (Mg) có nhiều trong ngũ cốc, trà, rau xanh, sữa, hải sản… Đặc biệt vitamin A không thể thiếu khi nói đến thực phẩm cho mắt, hiện diện trong các thức ăn có nguồn gốc động vật, đặc biệt nhiều hơn trong gan, lòng đỏ trứng, dầu gan cá.

Bố vừa rời đi trong 10 phút, con gái 3 tuổi đã "tẩu tán" sạch bách... 18 hộp sữa chua

Sức ăn của cô bé này quả thực phi thường, đến nỗi nhiều người lớn còn phải e dè.