Thai nhi nằm sấp trong bụng mẹ có nguy hiểm gì không?

Mẹ bầu 18/10/2022 16:30

Khi siêu âm, bác sĩ mà thông báo thai nhi nằm sấp sẽ khiến cho các bà mẹ lo lắng, vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con. Do đó, để biết chính xác thai nằm sấp trong bụng mẹ có nguy hiểm gì không? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đi tìm hiểu cụ thể nhé!

Nội dung bài viết

Thai nhi nằm sấp có sao không? có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? là câu hỏi rất được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy đâu là câu trả lời chính xác nhất? Hôm nay, hãy cùng khám phá chi tiết về câu trả lời ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Thai nhi nằm sấp trong bụng mẹ có nguy hiểm gì không?

Thai nhi nằm sấp trong bụng mẹ
Thai nhi nằm sấp trong bụng mẹ là hiện tượng bình thường!

Thai nhi sẽ nằm trong túi ối trong đó có nước ối, loại nước này có nhiều vai trò quan trọng, và một trong những vai trò đó chính là bảo vệ thai nhi tránh những va đập.

Phần lớn, thai nhi dưới 7 tháng tuổi, thường xoay ngang, xoay dọc, trước sau, đổi nhiều vị trí liên tục, vì thế thai nhi nằm sấp trong giai đoạn này là hoàn toàn bình thường. Dựa vào vị trí của thai nhi theo nấc tuần tuổi, nếu trong khoảng thời gian trước 30 tuần tuổi, thai nhì nằm sấp trong bụng mẹ hay nằm ngửa, nằm nghiêng bên phải hay bên trái mẹ đều yên tâm. Lúc này khoảng trống không gian còn nhiều, bé thoải mái nhào lộn.

Vị trí của thai nhi cần theo dõi cẩn thận từ tuần thứ 34 trở đi. Mẹ hãy đi khám thai đúng theo lịch. Siêu âm thai sẽ cho biết các thông số quan trọng như: Đường kính lưỡng đỉnh, nhịp tim thai, trọng lượng thai, chiều dài cương đùi, vị trí bánh rau, chỉ số nước ối. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ thông báo với mẹ.

Các vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ

Ở trong bụng mẹ, thai nhi sẽ có những vị trí và tư thế nằm như sau:

30 tuần đầu

Lúc này thai nhi là một phôi thai và di chuyển từ vòi trứng vào tử cung. Phôi sẽ tìm một vị trí phù hợp để bám vào thành tử cung. Ở trong tử cung, thai nhi không ngừng phát triển, vị trí nằm sẽ có nhiều thay đổi, có lúc thai sẽ nằm ở tư thế đầu ở phía trên và lúc khác lại quay đầu xuống dưới.

Tuần thứ 32 đến 34

Tùy vào tuần tuổi thai nhi sẽ có tư thế nằm khác nhau
Tùy vào tuần tuổi thai nhi sẽ có tư thế nằm khác nhau!

Thời gian này, chị em có thể cảm nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn, vì chân của thai nhi sẽ đạp liên tục ở phía bụng trên. Tuy nhiên, đầu thai nhi có thể chưa đủ độ cứng để có thể xác định được chính xác đó là đầu thai. Sau đó, đầu thai nhi ngày càng cứng cáp hơn khi canxi tập trung vào hộp sọ. Để biết kết quả chính xác, bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi.

Tuần thứ 34 – 36

Ở tuần 34 - 36 thai nhi thường có xu hướng tiến về một vị trí cố định, vị trí mà thai nhi sẽ nằm trước khi chào đời. Nếu bị thai ngược ở tuần thứ 37 thì vẫn có khả năng đầu thai nằm quay xuống thuận chiều, càng gần cuối thai kỳ, khả năng này càng ít xảy ra.

Mẹ bầu nên nằm ngủ tư thế nào để tốt cho sự phát triển của thai nhi?

Tư thế của mẹ bầu có liên quan mật thiết đến vị trí nằm và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, khi nằm ngủ, mẹ nên lưu ý các điều sau:

3 tháng đầu thai kỳ

Thời gian này, bụng bầu còn nhỏ, lực tác động lên cơ thể chưa đáng kể nên mẹ bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế. Nhưng nếu mẹ bầu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối khi ngủ thì nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế tốt cho thai kỳ và mang đến giấc ngủ ngon cho mẹ bầu.

3 tháng giữa thai kỳ

Mẹ nên kê gối vào bụng để dễ ngủ
Mẹ nên kê gối vào bụng để dễ ngủ!

3 tháng giữa thai kỳ, nếu nước ối nhiều hoặc mang song thai, tốt nhất, mẹ nên nằm nghiêng. Tư thế này, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai. Đồng thời, nếu mẹ bầu cảm thấy phần chân nặng nề thì có kê chân lên gối mềm.

3 tháng cuối thai kỳ

Tư thế nằm của mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng, ảnh hưởng đến vị trí nằm của thai nhi. Những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì thế mẹ bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

Nếu bị phù chân, các tĩnh mạch ở chân căng lên, mẹ bầu có thể vừa nằm nghiêng bên trái vừa kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, làm chân bớt phù nề.

Siêu âm 4D thai nhi nằm sấp phải làm sao?

Thai nhi nằm sấp trong bụng mẹ có nguy hiểm gì không? - Ảnh 4
 Mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp để đánh thức bé trở mình trước khi siêu âm nhé!

Trong trường hợp lần sau đi siêu âm 4D em bé nằm sấp mẹ có thể tham khảo 1 số biện pháp giúp “đánh thức thai nhi”:

- Uống nước hoa quả trước siêu âm 30 phút: Nước trái cây tự nhiên khiến lượng đường trong máu mẹ tăng lên, sự kích thích này giúp mẹ có thể nghe thấy tim bé đập nhanh hơn. Các chuyên gia cũng cho rằng, nước trái cây mát khi vào bụng mẹ cũng có tác dụng đánh thức em bé. Lưu ý: Không sử dụng các loại nước trái cây đóng hộp vì chúng có chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

- Đi bộ: Đi bộ cũng là phương pháp giúp em bé tỉnh giấc khi đang ngủ. Vì vậy, khi đến phòng siêu âm, nếu thấy em bé ít chuyển động thì mẹ nên đi lại để đánh thức em bé.

- Cười lớn hoặc ho: Khi mẹ cười lớn hoặc ho cũng có thể giúp em bé tỉnh táo, di chuyển và thay đổi tư thế nằm.

- Nói chuyện hoặc hát cho bé nghe: Thai nhi rất nhạy cảm với âm thanh. Khi được nghe mẹ trò chuyện hay hát ru ngọt ngào, em bé sẽ có những phản ứng mạnh mẽ thể hiện sự thích thú và có thể di chuyển nhẹ nhàng trong bụng mẹ. Mẹ không nên hát hay nghe nhạc quá lớn, đặc biệt không nên áp thẳng tai nghe vào bụng vì có thể sẽ gây tổn thương thính lực của bé.

- Ấn nhẹ vào bụng mẹ bầu: Mẹ thao tác nhẹ nhàng bằng cách ấn hai ngón tay xuống bụng giống như cách làm của bác sĩ trước khi siêu âm. Với tác động này em bé sẽ được đánh thức, di chuyển vị trí nằm giúp việc siêu âm trở nên dễ dàng hơn.

- Nằm ngửa ra giường: Khi mẹ đang di chuyển nhẹ nhàng hay làm các công việc vặt hằng ngày khiến em bé trong bụng rất dễ ngủ vì có cảm giác đung đưa nhẹ nhàng. Vì vậy nếu mẹ muốn cảm nhận em bé di chuyển nhiều hơn hãy thử ngồi xuống hoặc nằm ngửa ra giường khiến môi trường nước ối thay đổi, em bé sẽ thức dậy và có những thay đổi tư thế nằm trong bụng

Trên đây là tất tần tật mọi thông tin cho câu hỏi thai nhi nằm sấp trong bụng mẹ có nguy hiểm không? Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu có thể an tâm cùng bé trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!

Cách làm sò huyết nướng mỡ hành chuẩn thơm ngon hấp dẫn, ăn là ghiền tại nhà!

Sò huyết nướng mỡ hành - món hải sản tươi ngon, ngọt thơm và siêu bắt vị, nhâm nhi cùng lon bia lạnh nữa thì đúng là combo kích thích vị giác nhé!

TIN MỚI NHẤT