Sự thực khi mẹ ngủ thai nhi làm gì?

Mẹ bầu 26/10/2022 10:45

Khi mẹ ngủ thai nhi làm gì? Hẳn đây là câu hỏi mà nhiều bà mẹ thắc mắc. Để có đáp án cho câu hỏi này, bài viết sau đây sẽ cùng bạn đi tìm hiểu nhé!

Nội dung bài viết

Thai kỳ là một quá trình đầy sự vất vả những cùng là giai đoạn vô cùng thiêng liêng - đây là thời điểm mẹ và bé gắn kết về mọi mặt, bé sẽ ngày càng hiếu động và mẹ cũng ngày càng muốn hiểu về bé nhiều hơn. Nếu các bà mẹ để ý sẽ thấy rằng, ngay cả trong lúc mình ngủ thì bé vẫn cựa quậy chơi đùa. Vậy đây là những tín hiệu gì? Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Khi mẹ ngủ thai nhi làm gì?

Khi ngủ là lúc yên tĩnh nhất nên bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được các hoạt động của bé. Lúc này, bé có thể đạp, dậy chơi đùa, hoặc có thể huỵch một cái thật mạnh, khiến mẹ tỉnh cả ngủ.

Khi mẹ bầu ngủ em bé vẫn có thể còn thức
Bé thường thức khi mẹ bầu ngủ!

Tuy nhiên, nếu mẹ ngủ say, bé sẽ tự chơi một mình, nằm lắng nghe âm thanh và cảm nhận ánh sáng xung quanh. Với không gian yên tĩnh, không có hồi âm lại, bé sẽ phát hiện được đây là ban đêm, mẹ yêu đã ngủ say, ngay sau đó bé sẽ đi ngủ theo.

Do đó, mẹ cần tập thói quen đi ngủ đúng giờ, tắt điện, chọn tư thế nằm thoải mái nhất để cả mẹ và con đều có giấc ngủ sâu và ngon, giúp bé phát triển tốt.

Những hoạt động của thai nhi khi ở trong bụng mẹ

Mẹ có thể cảm nhận được những hành động của con, nhưng không thể biết chính xác bé đang làm gì? Trên thực tế là em bé trong bụng mẹ cũng rất bận rộn, siêng năng vận động, như một cách báo hiệu cho biết rằng, bé vẫn đang phát triển rất khỏe mạnh. Thông thường, trong bụng mẹ, em bé sẽ có những hoạt động sau:

Ngủ và ngủ…

Hoạt động này chiếm từ 90 – 95% thời gian bé ở trong bụng mẹ. Khi mí mắt chưa hình thành, em bé đã bắt đầu ngủ rồi.

Nhào lộn

Thai nhi trong bụng mẹ không chỉ nằm yên một chỗ đâu nhé, ngoài múa tay, múa chân, thì bé còn nhào lộn vô tư. Những hoạt động này của em bé sẽ khiến mẹ cảm thấy căng tức bụng và khó chịu.

Thông thường, hành động nhào lộn của bé sẽ diễn ra vào khoảng tuần 20-24. Đặc biệt, tuần 29 em bé sẽ hoạt động mạnh và năng động hơn. Nhưng sẽ giảm dần vào 2 tuần cuối thai kỳ vì thời gian này cơ thể bé đã nặng hơn, tử cung cũng chật hơn, nên việc vận động sẽ không còn là trò yêu thích của bé nữa.

Múa “võ” trong bụng

Em bé đạp mẹ
Em bé sẽ có biểu hiện hiếu động như đạp bụng mẹ!

Thai nhi sẽ có những hoạt động biểu hiện cho sự hiếu động của mình như đạp phá, mẹ sẽ cảm nhận được do lực tác động vào thành tử cung mỗi khi bé đạp. Bênh cạnh đó, trong bụng mẹ đôi khi thai nhi còn nắm tay, sờ mặt, sờ đùi... Đây hoàn toàn là những biểu hiện bình thường của thai nhi và đều diễn ra trong vô thức.

Cảm nhận mùi vị

Trong thời gian từ 5 – 7 tháng thai kỳ, vị giác của thai nhi sẽ phát triển mạnh và trở nên nhạy cảm với tất cả mùi vị từ thức ăn của mẹ. Nếu mẹ ăn những món ăn đậm mùi trong lúc bé ngủ ngon thì cũng có thể sẽ đánh thức bé dậy đấy.

Mút ngón tay

Sự thực khi mẹ ngủ thai nhi làm gì? - Ảnh 3
 Mút ngón tay cái cũng là thói quen thường thấy của bé từ tuần 30 trở đi!

Từ khi xúc giác được hình thành từ tuần 30 trở đi, bé sẽ thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hoạt động nào khác. Thói quen này cũng là một cách giúp bé luyện tập dễ dàng bú sữa mẹ sau khi chào đời.

Nhắm và mở mắt

Từ tuần thứ 16 trở đi, bé đã có thể bắt đầu nhắm và mở mắt thường xuyên. Lúc này, bé có phản ứng rất nhạy với những luồng sáng từ bên ngoài, điển hình là bé sẽ mở mắt để đón nhận ánh sáng chiếu từ bên ngoài.

Tại sao em bé trong bụng mẹ hay thức về đêm?

Theo các nghiên khoa học, dù là ở trạng thái ngủ thì bé vẫn chuyển động bình thường, trung bình ngủ hay thức bé có thể chuyển động tới 50 lần mỗi giờ. Vì thế, dù ngủ, nhưng bạn vẫn cảm nhận được em bé đang hoạt động trong bụng, cảm giác em bé hoạt mạnh động hơn ở ban ngày. Vậy tại sao, em bé trong bụng hay thức về đêm?

Về đêm mẹ cảm nhận được toàn bộ hoạt động của bé
Về đêm mẹ cảm nhận được toàn bộ hoạt động của bé!

Thực tế, bé yêu hoạt động đều đặn cả ngày đêm nhưng vì ban ngày mẹ thường xuyên hoạt động nên không cảm nhận rõ ràng những cú đạp siêu mạnh của bé. Khi đêm, mẹ nằm ổn định thì những cú đạp dù nhẹ nhất cũng có thể dễ dàng nhận ra.

Bên cạnh đó, bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, bé dễ dàng nhận ra giọng nói của mẹ, nếu mẹ thường tâm sự với bé trước khi chìm vào giấc ngủ sâu, thì bé thường tỏ ra phấn khích vui nhộn bằng cách đạp nhiều, đạp mạnh vào thành bụng so với bình thường.

Vì vậy, khi mẹ ngủ thai nhi làm gì? Câu trả lời là có thể khi mẹ ngủ thì bé có thể ngủ theo, hoặc quậy từng bừng để mẹ biết mình còn thức. Đó chính là những kỷ niệm vui cho mẹ và con trong suốt thai kỳ. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, mẹ sẽ hiểu hơn về "thói quen sinh hoạt" của bé nhé! Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và đầy niềm vui nhé!

Cách làm gà nấu đông mềm ngon, đậm vị, chuẩn đưa cơm tại nhà!

Gà nấu đông - món ngon bổ dưỡng với cách chế biến độc đáo và hương vị đậm ngon khó cưỡng, dễ dàng đốn tim mọi thực khách ngay từ lần nếm thử đầu tiên!

TIN MỚI NHẤT