Nhật ký bỉm sữa: Bà bầu có được ăn cà muối không?

Mẹ bầu 27/08/2020 11:51

Đến ngày nay, cà pháo vẫn là món ăn rất “đưa cơm” của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tin đồn lan truyền rằng bà bầu không nên ăn món ăn này. Vậy bà bầu có ăn được cà pháo không?

1. Cà pháo có độc không?

Trước khi tìm câu trả lời của câu hỏi bà bầu có được ăn cà muối không, dưới đây là những thông tin cơ bản của quả cà (hay cà pháo). Cà pháo có tên khoa học là solanum torum, tên phổ thông tiếng Anh là Thai brinjal. Đây là loại cây thân nhỏ, lá xẻ và có gai. Hoa cà pháo có màu trắng. Quả màu trắng và đổi màu vàng khi chín.

nhat ky bim sua ba bau co duoc an ca muoi khong
Cà pháo là món ăn kèm rất đưa cơm của người Việt Nam - Ảnh minh họa: Internet

Trong cà muối chua chỉ chứa một số lượng nhỏ vitamin và khoáng chất. Trong một quả cà muối có 1,9g chất xơ; 1,8g acid lactic; 13g calo; 1,2g protein và 77g nước. Cà pháo cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng như chứa protein, sắt, magie, kali, kẽm và nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B2… Tuy nhiên vì sao cà pháo vẫn bị coi là món ăn độc hại?

Mặc dù, cà pháo vẫn được dùng làm thuốc như dùng trị đau thắt lưng, đau răng… nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong cà pháo có hàm lượng chất solanin độc cao gấp 5-10 lần so với giới hạn an toàn, đặc biệt là cà pháo còn sống. Vì vậy, đôi khi việc ăn cà pháo sẽ có nguy cơ bị ngộ độc. Tình trạng ngộ độc solanin trong cà pháo thường có các dấu hiệu như buồn nôn, tiêu chảy, ảo giác.

2. Bầu có được ăn cà muối không?

2.1. Những ai không nên ăn cà pháo?

nhat ky bim sua ba bau co duoc an ca muoi khong
Cà pháo tiềm ẩn những nguy cơ nào có hại đến sức khỏe? - Ảnh minh họa: Internet

Theo Đông y, cà pháo có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy, người hư hàn cần kiêng loại quả này. Đặc biệt, Đông y còn khuyên người dùng phải thận trọng khi ăn cà pháo chung với các thức ăn mang tính hàn. Theo kinh nghiệm dân gian, cà pháo thường được ăn kèm các gia vị có tính ôn như tỏi, ớt, sả…

Cà pháo chứa chất độc nên người mới khỏi đau, suy nhược, người bị tăng nhãn áp không nên dùng, đặc biệt không nên ăn sống. Quả cà còn xanh có nhiều solanin hơn quả chín. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên ăn nhiều cà pháo. Đặc biệt là cà sống, cà muối xổi mà có thể ăn một ít cà muối chua nhưng không nên ăn quá nhiều.

Cũng theo Đông y, việc ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ việc muối chua làm giảm độc tính vốn gây ra tác dụng phụ này.

2.2. Bầu có được ăn cà muối không?

Như đã đề cập ở trên, cà muối là một thực phẩm được tạo thành do quá trình lên men của vi khuẩn lactic có trong tự nhiên. Các vi khuẩn này kết hợp với các enzyme trong thực phẩm lên men như cà muối giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đối với câu hỏi bà bầu có nên ăn cà muối không, lời giải đáp là bà bầu có thể ăn được cà pháo. Song, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bà bầu nên dùng cà pháo tự muối ở nhà. Bạn nên muối cà trong các chum bằng sành, sứ, tránh đựng trong bình nhựa, sắt sẽ có các phản ứng hóa học sản sinh các chất độc trong quá trình muối, gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu.

nhat ky bim sua ba bau co duoc an ca muoi khong
Bà bầu có kiêng ăn cà muối không? - Ảnh minh họa: Internet

Không chỉ cà pháo muối chua, mẹ bầu còn nên hạn chế các thực phẩm lên men khác như:

  • Măng chua: Trong măng có chứa glucozit. Độc tố này khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ giải phóng axit cyanhydric, gây ra hiện tượng ngộ độc, nôn mửa cho mẹ bầu.
  • Nem chua: Đây là sản phẩm lên men thịt sống nên dễ nhiễm khuẩn listeria, hay E.coli. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, mẹ bầu nên tránh ăn thực phẩm này.
  • Dưa chua: Cũng giống như cà pháo, dưa tươi cũng chứa độc tố. Thời gian đầu khi muối, hàm lượng nitrit tăng lên và giảm dần rồi mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Tuy nhiên, hàm lượng này lại tăng cao khi dưa bị nhũn. Vì vậy, mẹ bầu không nên sử dụng dưa muối còn xanh hay khi đã quá chua. Nguyên nhân là do hàm lượng nitrit cao sẽ là tác nhân gây thiếu máu, trầm trọng hơn là có nguy cơ gây ra những bệnh ung thư.

3. Tác hại của việc ăn cà pháo

3.1. Tác nhân gây ung thư

Khoa học chứng minh, đối với cà muối xổi hay cà muối chưa chín, chứa hàm lượng nitrat. Lượng nitrat có trong quả cà sẽ chuyển hóa thành nitrit. Chất này khi kết hợp với các axit amin trong thực phẩm sẽ biến chuyển thành chất gây ung thư nguy hiểm. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

3.2. Gây rối loạn tiêu hóa

nhat ky bim sua ba bau co duoc an ca muoi khong
Cà pháo ăn kèm bữa cơm thường là nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu - Ảnh minh họa: Internet

Hoạt chất solanin tồn tại trong trái cà có thể gây ngộ độc hệ thần kinh và tiêu hóa. Ngoài ra, còn bị buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt… Cà càng sống, lượng solanin càng cao. Cà muối chua có thể giảm bớt độc tính của solanin, nhưng không có nghĩa là độc tính được loại bỏ hoàn toàn. Bà bầu ăn cà muối quá nhiều có thể gây ra hậu quả khôn lường, đặc biệt là các loại cà muối nổi.

3.3. Gây trở ngại hoạt động tử cung

Ngoài ra, phụ nữ ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung. Bởi cà muối có nhiều chất chua, chất axit có hại,… nạp chất này vào cơ thể, mẹ bầu có thể bị co thắt tử cung. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, các chất này còn dễ dẫn đến phù nề, nên các thai phụ không nên ăn quá nhiều.

4. Bà bầu nên ăn cà muối thế nào?

nhat ky bim sua ba bau co duoc an ca muoi khong
Mặc dù nên hạn chế, nhưng mẹ bầu có thể tự muối ở nhà để đảm bảo vệ sinh và bớt "thèm" - Ảnh minh họa: Internet

Khi muối cà, nên vệ sinh chum sành sứ thật kỹ, không nên dùng các hộp kim loại để đựng cà muối. Vì có thể các chất axit trong thực phẩm này có thể làm biến đổi chất và ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn.

Chung quy, bà bầu vẫn có thể ăn cà muối, nhưng ăn với hàm lượng ít, khoảng 1 lần/tháng. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của mình.

*Món ăn từ cà muối tốt cho bà bầu

Cà muối thường ăn kèm với các món ăn trong gia đình. Ít ai biết rằng cà muối cũng có thể chế biến thành các món ăn tốt cho bà bầu.

4.1. Cà muối om thịt

Nguyên liệu

  • 200gr Thịt ba chỉ
  • Cà pháo muối
  • 3 củ Hành tím
  • 1 củ Tỏi
  • Hành lá
  • Mắm
  • Gia vị
  • Có thể cho thêm lá lốt, tía tô nếu thích

Thực hiện

  • Nếu là thịt miếng thái miếng vừa ăn, trần qua nước sôi rồi rửa sạch. Cho dầu vào chảo cho thịt vào đảo xém cạnh rồi cho ra tô ướp mắm, mì chính, gia vị. Nếu là thịt băm thì ướp luôn.
  • Cho dầu vào chảo, cho hành tỏi phi thơm cho thịt vào đảo đều. Cho nước vào đun còn gần nửa nước thì cho cà vào đun cho rút gần hết nước nêm gia vị.
  • Cho hành lá đảo đều.

4.2. Cà muối kho thịt heo

nhat ky bim sua ba bau co duoc an ca muoi khong
Thay vì ăn sống, mẹ bầu hoàn toàn có thể chế biến các món ăn thơm ngon từ nguyên liệu cà pháo muối tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu

  • 300 g thịt
  • 300 g Cà Pháo Muối,
  • Gia vị gồm: nước mắm, đường, hạt nêm,…
  • Nước màu dừa

Thực hiện

  • Thịt rửa bằng muối cho sạch chần qua nước nóng, rồi cắt miếng vừa ăn ướp gia vị và nước màu dừa.
  • Cho thịt vào nồi và bắt lên bếp kho cho cạn nước, chêm nước thêm vào kho đến khi thịt mềm.
  • Bỏ cà muối vào kho đến khi cà muối mềm là được, nêm nếm lại rồi nhấc xuống.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc bà bầu có được ăn cà muối không. Khi có bầu, mọi thức ăn đều cần được xem xét kỹ trước khi ăn, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng. Cơ thể mỗi người sẽ khác, bạn cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn thực phẩm phù hợp trong thai kỳ để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì để khắc phục và đảm bảo an toàn?

Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì để khắc phục hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe mà không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con yêu là thắc mắc chung của nhiều mẹ.

TIN MỚI NHẤT