Mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú hay không?

Mẹ bầu 20/08/2020 09:57

Với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, khi không may mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú không là thắc mắc của nhiều chị em?

Mời độc giả cùng tìm hiểu qua chủ đề mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú không qua bài viết dưới đây. Làm mẹ là trải nghiệm khiến bạn gặp nhiều bối rối và căng thẳng, nhất là đối với các chị em lần đầu mang thai và sinh con, ai cũng muốn con mình có được sự chăm sóc tốt nhất. Nhiều chị em cố gắng ăn uống những thực phẩm nhiều dưỡng chất, kiêng cử những loại thức ăn không tốt với mong muốn mang lại cho con mình nguồn sữa chất lượng nhất, bởi vì chất dinh dưỡng nuôi trẻ sơ sinh giai đoạn đầu đời là từ các dưỡng chất có trong sữa mẹ.

me bi di ngoai co nen cho be bu ảnh 1
Với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất

Nếu không may người mẹ rơi vào trường hợp bị tiêu chảy, đi ngoài thường xuyên thì các chị em thường lo lắng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn sữa cho con, thậm chí có người còn ngưng cho con bú và cho trẻ dùng sữa ngoài. Vậy khi mẹ bị đau bụng đi ngoài có nên cho con bú không?

1. Nguyên nhân khiến các mẹ bầu dễ bị tiêu chảy

Tiêu chảy sau sinh là hiện tượng không mấy phổ biến ở các chị em phụ nữ, chỉ có một số ít mắc phải vấn đề này. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở phụ nữ đang cho con bú được các chuyên gia đưa ra như sau:

-  Phổ biến nhất là trường hợp tiêu chảy do đường ruột bị nhiễm virus, các loại ký sinh trùng có mặt trong thức ăn không hợp vệ sinh dẫn đến ngộ độc thức ăn. Trường hợp này mẹ không cần uống thuốc, chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là ổn.

- Nhiều chị em bị táo bón sau sinh kéo dài nên dùng thuốc nhuận tràng và bị tiêu chảy. Với trường hợp này chỉ cần ngưng thuốc sẽ giải quyết được vấn đề.

Nếu tình trạng tiêu chảy vẫn kéo dài, thậm chí nặng hơn những ngày đầu tiên thì đó có thể cảnh báo bạn đã bị nhiễm trùng đường ruột. Lúc này, các mẹ nên đến khám bác sĩ để được chỉ định loại thuốc kháng sinh hoặc các thuốc cầm tiêu chảy phù hợp, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống tại nhà.

me bi di ngoai co nen cho be bu ảnh 2
Tiêu chảy sau sinh

- Nhiều chị em phải uống các loại thuốc điều trị trầm cảm sau sinh và bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc. Việc sử dụng kéo dài các loại thuốc điều trị trầm cảm, đặc biệt là những loại thuốc có chứa chất bismuth subsalicylate sẽ gây tác động đến đường sữa mẹ, thậm chí gây hại cho sức khỏe của em bé.

2. Mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú không?

Mẹ bị rối loạn tiêu hóa có nên cho con bú hay không và tình trạng tiêu chảy có thể truyền qua trẻ thông qua sữa mẹ hay không? Câu trả lời mẹ bị tiêu chảy vẫn CÓ THỂ cho con bú bình thường thậm chí nên cho trẻ bú thường xuyên hơn. Điều này được lý giải là do các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng khiến người mẹ bị tiêu chảy hoặc các bệnh liên quan đến dạ dày, ruột thường sẽ không lây truyền thông qua đường sữa mẹ. Vì thế, chị em có thể yên tâm cho bé bú mà không sợ con mình cũng bị tiêu chảy.

me bi di ngoai co nen cho be bu ảnh 3
Mẹ bị tiêu chảy vẫn CÓ THỂ cho con bú bình thường thậm chí nên cho trẻ bú thường xuyên hơn

Mặc dù vậy, trong một số vài trường hợp, bé bú mẹ và cũng bị tiêu chảy ngay sau đó. Lúc này, chị em không nên quá lo lắng và hãy tiếp tục cho con bú như thường lệ. Bởi như đã đề cập ở trên, lý do gây tiêu chảy cho bé không phải do sữa mẹ. Việc các mẹ cần làm là vẫn tiếp tục cho con bú nhiều hơn để tránh mất nước, sau đó đưa bé đến các cơ sở y tế đề tìm ra nguyên nhân thực sự và có cách điều trị phù hợp.

Một điều quan trọng các chị em cần lưu ý là chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ thì các mẹ mới ngưng việc cho trẻ bú.

3. Mẹ đang cho con bú bị tiêu chảy có nên uống thuốc không?

Lời khuyên hàng đầu cho các bà mẹ trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ là không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, trong trường hợp bất khả kháng phải dùng thì nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn từ bác sĩ.

Nếu mới chớm bị tiêu chảy hoặc đi ngoài ít không kèm theo đau bụng nhiều thì chị em có thể sử dụng các phương thuốc chữa tiêu chảy từ Đông y hoặc các loại thảo dược tự nhiên an toàn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa cho trẻ bú. Thuốc Tây y chỉ nên dùng khi thật cần thiết và được bác sĩ kê đơn.

me bi di ngoai co nen cho be bu ảnh 4
Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh

Việc đi ngoài nhiều lần có thể khiến cơ thể người mẹ dễ mất nước dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải. Lúc này, lời khuyên cho các chị em là nên nạp vào cơ thể một lượng nước nhiều hơn bình thường để bù nước. Oresol hay men vi sinh cũng là một biện pháp giải quyết tình trạng đau bụng và tiêu chảy khá an toàn. Đây là những loại men cung cấp các lợi khuẩn sống đã được đông khô giúp trấn áp các loại vi khuẩn gây  hại trong đường ruột, từ đó cải thiện được hệ tiêu hóa, tránh tình trạng tổn thương hoặc nhiễm trùng.

Một số loại thuốc tiêu chảy như Opioid, Loperamid có thể gây giảm nhu động ruột và dẫn đến những tác dụng phụ như đau đầu nhẹ, nôn mửa, vì vậy khi muốn sử dụng, các chị em nên cân nhắc và nhất thiết nên hỏi trước ý kiến bác sĩ.

me bi di ngoai co nen cho be bu ảnh 5
Nên nạp vào cơ thể một lượng nước nhiều hơn bình thường để bù nước

Ngoài ra,như đã nói ở trên thì các bài thuốc đông y từ thảo dược thiên nhiên có thể giúp mẹ vượt qua tiêu chảy lại rất an toàn cho cả sức khỏe của mẹ và bé mà chị em có thể áp dụng như:

- Bài thuốc 1: Búp ổi 20g, củ riềng 8g, củ sả 16g. Mang tất cả đi thái nhỏ, sao khô sắc lấy nước đặc uống.

- Bài thuốc 2: Búp ổi 20g sao khô, gừng nướng chín 10g, vỏ quýt khô 10g. Tất cả đem cắt nhỏ, sắc cùng 400ml nước đến khi còn 100ml thì rót ra uống nóng. Nên chia làm 2 lần uống trong ngày.

me bi di ngoai co nen cho be bu ảnh 6
Bài thuốc đông y từ thảo dược thiên nhiên giúp mẹ trị tiêu chảy

- Bài thuốc 3: Búp ổi 20g, gừng nướng 10g, vỏ măng cụt 20g, gạo rang 20g. Mang tất cả đi sắc kỹ lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.

- Bài thuốc 4: Lá ổi 20g kết hợp cùng vỏ bưởi 20g mang đi phơi khô, gừng tươi 2 lát, lá chè tươi 10g. Sắc uống nóng trong ngày.

Nếu bạn bị đi ngoài với các triệu chứng nhẹ không kèm đau bụng nhiều thì có thể lấy ngay 5 – 7 búp ổi, mang đi rửa sạch và nhai với vài hạt muối, nuốt hết phần nước, bỏ xác, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

4. Một vài món ăn hỗ trợ chữa tiêu chảy cho người mẹ

Nguyên tắc hàng đầu cực kỳ quan trọng trong việc điều trị tiêu chảy chính là bù nước và chất điện giải, đồng thời ngăn ngừa mất nước thêm, cân bằng lượng vi sinh vật có trong đường ruột và nghỉ ngơi đầy đủ. Dưới đây là một số món ăn chị em có thể ăn thường xuyên khi bị tiêu chảy:

- Uống nước cháo, canh, súp lành tính để vừa cung cấp nước, dễ tiêu hóa vừa bù điện giải và dưỡng chất cho cơ thể.

- Có thể uống một tách trà được pha từ gừng, hoa cúc, mật ong hay bạc hà, chúng sẽ giúp giảm đau bụng, an thần và chống viêm.

- Nên ăn ít các loại thực phẩm nhiều chất xơ trong thời gian bị tiêu chảy vì nhiều loại rau giúp nhuận tràng có thể làm tình trạng đi ngoài trầm trọng thêm.

me bi di ngoai co nen cho be bu ảnh 7
Nên ăn ít các loại thực phẩm nhiều chất xơ trong thời gian bị tiêu chảy

- Bổ sung sữa chua cùng là một gợi ý hợp lý để giúp tăng cường các lợi  khuẩn thân thiện với đường ruột.

- Chị em nên tiếp tục cho con bú sữa mẹ, không nên ngưng đột ngột vì đó cũng là một mẹo giúp bạn giải tỏa căng tức của bầu sữa.

Tình trạng tiêu chảy khi đang cho con bú khiến không ít chị em lo lắng, bối rối và luôn muốn tìm ra một biện pháp sớm khắc phục hiệu quả nhất để quá trình nuôi con bằng sữa mẹ tiếp tục diễn ra một cách suôn sẻ.

me bi di ngoai co nen cho be bu ảnh 8
Chị em hãy thật cẩn trọng và lưu ý ăn uống hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bé con

Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em trả lời được câu hỏi mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú hay không. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ đang cho con bú, nhưng lý do chính vẫn xuất phát từ nguồn thức ăn hằng ngày, vì thế chị em hãy thật cẩn trọng và lưu ý vấn đề này, đồng thời nên ăn uống hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bé con.

Bà bầu nên ăn uống bổ sung gì khi mang thai tháng thứ 4, 5, 6?

Đây là những gì bạn nên ăn trong tam cá nguyệt thứ hai (tháng thứ 6, 5, 6) để đảm bảo rằng bạn và em bé của bạn đang nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

TIN MỚI NHẤT