Đái tháo đường thai kỳ: Hướng điều trị và chăm sóc khoa học

Mẹ bầu 16/12/2019 11:24

Đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy đừng bỏ qua những thông tin dưới đây, hãy cùng tìm hiểu để có những kiến thức cần thiết cho bản thân ngay.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là dạng bệnh lý xảy ra phổ biến vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ, khi bị mắc chứng bệnh này các mẹ sẽ có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các mẹ và sự phát triển toàn diện của các bé. Vì vậy đây là loại bệnh lý nguy hiểm cần phát hiện và điều trị kịp thời để không gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ

Đánh giá đường huyết thai kỳ phải được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín và có trình độ chuyên môn sâu. Để tiến hành đánh giá và chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ, các y bác sĩ sẽ đánh giá chi tiết những vấn đề như sau:

Dai thao duong thai ky: Huong dieu tri và cham soc khoa hoc 5
Tiến hành kiểm tra tiểu đường thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet
  • Yêu cầu trước khi tiến hành chuẩn đoán, xét nghiệm đường huyết:

Bệnh nhân vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường trong những ngày gần đó, không có những bệnh mãn tính trong cơ thể hay đang bị các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, không dùng các loại thuốc đặc trị như thuốc lợi tiểu, thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, thuốc chẹn beta giao cảm trong vòng 3 ngày trước khi tới khám.

Không tiến hành xét nghiệm và chuẩn đoán với những bệnh nhân đã có dấu hiệu tăng đường huyết rõ ràng trước đó, hay các bệnh nhân có sử dụng chất kích thích trong khoảng thời gian tời khám, trong vòng 1 ngày trước khi tới xét nghiệm bệnh nhân cũng không được sử dụng thuốc lá hay cà phê. Đồng thời trước khi tiến hành thăm khám nên để bệnh nhân nghỉ ngơi và thư giãn khoảng 30 phút để có được những kết quả chính xác nhất.

Dai thao duong thai ky: Huong dieu tri và cham soc khoa hoc
Kiểm tra chỉ số đường huyết - Ảnh minh họa: Internet
  • Tiến hành xét nghiệm đường huyết:

Bệnh nhân được chỉ định nhịn đói trong khoảng 12 tiếng đồng hồ trước khi làm xét nghiệm, sau đó sẽ tiến hành lấy mẫu máu để xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói. Tiếp theo, bệnh nhân được cho uống 75g đường để đánh giá chỉ số đường huyết sau khi hấp thụ ở mốc 1 giờ và 2 giờ.

Bác sĩ sẽ đo chỉ số đường huyết ở các mốc 1 giờ và 2 giờ sau khi dung nạp đường cho uống, đối chiếu các chỉ số này với ngưỡng giới hạn bệnh tiểu đường để chuẩn đoán tình trạng. Bệnh nhân sẽ được kết luận bị tiểu đường thai kỳ nếu đường huyết lúc đói lớn hơn 92mg/dL (5.1mmol/L), đường huyết mốc 1 giờ lớn hơn 180mg/dL (10.0mmol/L) và đường huyết mốc 2 giờ lớn hơn 153mg/dL (8.5mmol/L).

Dai thao duong thai ky: Huong dieu tri và cham soc khoa hoc 1
Đo mức độ đường huyết - Ảnh minh họa: Internet

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Phác đồ điều trị tiểu đường cần được đưa ra bởi những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Họ sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp với bệnh nhân và đem lại hiệu quả tốt nhất. Các mẹ không nên tự ý mua những loại thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ được bày bán tự do ngoài thị trường, chỉ nên tuân thủ theo những phác đồ điều trị tại cơ sở chuyên môn.

Trước khi lên kế hoạch sử dụng thuốc cho các mẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn thử những cách điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để giảm thiểu lượng đường một cách tự nhiên. Đó có thể là việc xem xét lại chế độ ăn uống, luyện tập các chế độ thể dục hay thói quen sinh hoạt tốt,…Sau khi những cách này không đem lại hiệu quả thì các mẹ sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc giúp điều trị tiểu đường thai kỳ. Những loại thuốc này có thành phần insulin giúp kiểm soát đường huyết cho mẹ, tuy nhiên chúng có thể đem lại một vài tác dụng phụ không mong muốn tới thai kỳ.

Trong suốt thời gian này, chế độ ăn uống, sinh hoạt và mức đường huyết trong máu của các mẹ sẽ được theo dõi để đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả, đồng thời đảm bảo xử lý kịp thời những biến chứng xảy ra.

Dai thao duong thai ky: Huong dieu tri và cham soc khoa hoc 3
Phác đồ điều trị cần được đưa ra bởi bác sĩ có chuyên môn - Ảnh minh họa: Internet

Dinh dưỡng đái tháo đường thai kỳ

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng thật khoa học là một phần rất quan trọng trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ. Khi mắc loại bệnh lý này, các mẹ nên chú ý luyện tập những thói quen dinh dưỡng như sau:

  • Uống đủ nước hằng ngày, nước giúp kích thích các hoạt động sinh học và các quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Uống nhiều nước sẽ góp phần hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh hơn và quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn.
  • Giảm thiểu tinh bột và món ăn có chứa đường vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây tăng lượng đường hấp thụ vào cơ thể.
  • Ăn sáng khoa học và đảm bảo chất dinh dưỡng
  • Ăn nhiều các loại rau củ quả ít tinh bột và giàu chất xơ sẽ giúp cơ thể vẫn hấp thụ đủ dưỡng chất mà vẫn hạn chế được tình trạng tăng đường huyết.
  • Tránh ăn đồ đóng hộp, đồ nguội và đặc biệt là những loại đồ ăn nhanh có chứa nhiều chất béo bão hòa.
  • Sử dụng những thực phẩm giàu protein, vitamin một cách điều độ.
Dai thao duong thai ky: Huong dieu tri và cham soc khoa hoc 1
Kiểm soát chế độ ăn rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm nên việc chăm sóc và hỗ trợ các mẹ bầu trong giai đoạn này là rất quan trọng. Nếu bản thân hay người nhà bạn bị mắc tiểu đường thai kỳ thì nên chú ý tới những điều quan trọng khi chăm sóc cơ thể dưới đây:

Rèn luyện tập thể dục và vận động điều độ

Các quá trình vận động giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất cũng như đốt cháy năng lượng, tập thể dục hay vận động sẽ giúp cơ thể không bị tích trữ đường, cho phép bạn hạn chế đương việc dùng thuốc một cách tự nhiên. Đồng thời vận động thường xuyên sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

Vì đường thường tích tụ sau ăn nên các mẹ hãy chú ý luyện tập thói quen vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút sau bữa ăn. Thói quen này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát đường huyết hiệu quả, vì vậy người nhà bệnh nhân cần nhắc nhở các mẹ chăm chỉ thực hiện hoạt động này.

Ghi nhớ chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng

Tuy cần điều chỉnh lại chế độ ăn những các mẹ bầu vẫn cần được hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng để nuôi bản thân và thai nhi. Ngoại trừ những loại thực phẩm giàu đường, tinh bột, chất béo bão hòa, các loại chất kích thích hay những loại thực phẩm được bác sĩ yêu cầu hạn chế thì các mẹ không nên kiêng khem thái quá. Việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và nuôi thai nhi đang phát triển trong bụng.

Dai thao duong thai ky: Huong dieu tri và cham soc khoa hoc 0
Gia đình cần phối hợp điều trị cùng bệnh nhân tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Chú ý theo dõi cân nặng

Không nên tăng hoặc giảm cân quá đột ngột, việc này sẽ khiến chỉ số đường huyết khó kiểm soát hơn. Nên giữ thể trạng được ổn định và không quá thừa cân, thiếu cân.

Giữ tâm lý thỏa mái

Nhiều chị em bị ảnh hưởng tâm lý khi biết mình bị tiểu đường thai kỳ, việc này sẽ khiến các quá trình điều trị và sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Do đó các mẹ hãy cố gắng giữ tâm lý thỏa mái, nên tìm những cách giải tỏa tích cực để giúp bản thân thư giãn hơn, đồng thời quên đi những vấn đề bệnh tật. Có thể thử những bài tập thiền hoặc yoga để điều chỉnh cả thể chất lẫn tinh thần. Người thân của các mẹ bầu cũng nên quan tâm chăm sóc và cùng cố gắng phối hợp điều trị thật nghiêm túc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem thêm:

- Triệu chứng tiểu đường thai kỳ là gì và cách điều trị?

Dai thao duong thai ky: Huong dieu tri và cham soc khoa hoc 6
Hãy giữ tâm lý thỏa mái để bệnh tình chuyển biến tích cực hơn - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những thông tin về bệnh đái tháo đường thai kỳ và những lưu ý cần biết để chăm sóc bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ và chăm sóc sữa khỏe thai kỳ thật tốt. Nếu bạn không may bị tiểu đường thai kỳ, đừng quá lo lắng vì y học hiện nay đã rất phát triển, chỉ cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ mọi việc sẽ diễn biến tốt hơn. Chúc các bạn có được sức khỏe tốt nhất và một thai kỳ luôn thật an lành.

Bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con và giúp con đủ dưỡng chất

Nếu các mẹ đang thắc mắc bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con thì danh sách những thực phẩm dưới đây sẽ vô cùng hữu ích với các mẹ. Cùng tham khảo ngay để có 3 tháng cuối thai kỳ thật như ý và khỏe mạnh nhé.

TIN MỚI NHẤT