Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước – Cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm

Mẹ bầu 05/11/2019 11:51

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước do rất nhiều nguyên nhân và có thể là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra như: thủy đậu, mụn rộp sinh dục… Những căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn cản trở quá trình phát triển của thai nhi.

Bị ngứa, nổi mụn nước khi mang thai khiến cho mẹ bầu ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí mất ăn mất ngủ. Nếu bà bầu bị ngứa nổi mụn nước là do thay đổi nội tiết tố, da tăng cường tiết bã nhờn làm lỗ chân lông tắc nghẽn, hạn chế khả năng bài tiết mồ hôi gây nổi mụn nước thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ra hiện tượng này là các bệnh lý thì mẹ bầu không nên chủ quan, hãy đi thăm khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Bị ngứa nổi mụn nước khi mang thai – Dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm

Trong thai kỳ, các mẹ bầu bị nổi mụn nước là điều bình thường, ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, những mụn nước không chỉ nổi ở mặt mà nổi ở khắp người khi mang thai thì đây chính là dấu hiệu nhận biết những chứng bệnh do virus gây hại tấn công như:

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là trái rạ) lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm Varicella zoster virus (VZV). Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần. Khi mẹ bầu mắc bệnh này thường có những triệu chứng lâm sàng như là sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước từ 2 – 5mm. Thông thường sẽ có 1 đến 2 trong số 10 phụ nữ mang thai bị thủy đậu sẽ mắc viêm phổi nguy hiểm, dễ bị sinh non hoặc dọa sảy thai.

ba bau bi ngua noi mun nuoc
Khi bị thủy đậu mẹ cần đi thăm khám ngay

Những mẹ bầu chưa từng mắc thủy đậu và chưa chủng ngừa thì có nguy cơ mắc căn bệnh này cao. Do đó, có bầu nổi mụn khắp người mẹ không nên chủ quan, hãy đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Khả năng em bé sinh ra sẽ bị ảnh hưởng, có thể bị khuyết tật bẩm sinh 

Theo thống kê gần nhất, có 1 đến 2 %, mẹ bị thủy đậu trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ mắc hội chứng varicella bẩm sinh. Khi mẹ bị thủy đậu sau 20 tuần mang thai trẻ sẽ hiếm bị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, em bé có thể có vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong ba tháng thứ ba của thai kỳ. Một số trường hợp, mẹ bị thủy đậu sau 20 tuần mang thai có thể gây ra bệnh zona ở em bé trong 1 đến 2 năm đầu đời. Bệnh zona là một bệnh nhiễm trùng do cùng loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Bệnh này dường như không gây ra dị tật bẩm sinh hoặc nhiễm trùng cho bé.

Khi mắc căn bệnh này, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Nếu cơ thể bị sốt thì hãy dùng paracetamol. Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước. Mẹ bầu nào nhiễm bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi thì cần phải nhập viện và điều trị với thuốc chống virus thông qua đường tĩnh mạch.

Để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả, thì trước khi mang thai mẹ bầu nên đi tiêm phòng vacxin, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. Có đến 90% người đã tiêm chủng có khả năng miễn dịch tuyệt đối với bệnh.

Mụn rộp sinh dục

Khi mắc bệnh mụn rộp sinh dục, bà bầu bị nổi mụn nước ngứa khắp người, nóng rát, có thể tái phát theo từng đợt. Thông thường, các mụn nước sẽ xuất hiện nhiều nhất ở bộ phận sinh dục hay hậu môn, miệng. Bên cạnh đó là đau nhức cơ thể, sốt và sưng các hạch bạch huyết.

ba bau bi ngua noi mun nuoc 1
Nổi mụn nước có thể là dấu hiệu của bệnh mụn rộp sinh dục

Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu đã có những biểu hiện nhiễm trùng mụn rộp sinh dục thì em bé sẽ không gặp nhiều nguy hiểm do đã có kháng thể trước đó. Tuy nhiên, việc người mẹ chưa từng bị và xuất hiện triệu chứng khi mang thai lại vô cùng nguy hiểm. Theo đó, tỷ lệ lây nhiễm sang con ở những tháng cuối thai kỳ từ 30-50% và khoảng 85% trong quá trình sinh sản. Khi bị bệnh mụn rộp sinh dục ở thời gian càng về sau thì cơ thể người mẹ không kịp sản xuất kháng thể để ức chế sự nhân đôi của virus trước khi sinh.

Những mẹ bầu bị nhiễm virus Herpes simplex trong các tháng đầu thai kỳ thì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai tự phát hay thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Điều này cho thấy, mụn rộp sinh dục là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Trong trường hợp, mẹ bị mắc mụn rộp sinh dục trong 3 tháng đầu, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus. Acyclovir là loại thuốc có thể an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.

ba bau bi ngua noi mun nuoc 2
Bị ngứa nổi mụn nước khiến mẹ bầu khó chịu

Để phòng tránh căn bệnh này thì mẹ bầu không nên hay tiếp xúc với người bị bệnh, không dùng miệng để quan hệ hay sử dụng bao cao su. Đồng thời, mẹ bầu cũng hãy đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần hoặc khi có bất kỳ biểu hiện nào bất thường ở cơ quan sinh dục.

Ngoài ra, bị nổi mụn nước khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của các căn bệnh da liễu như rôm sảy, viêm da bọng nước, viêm nang lông...

Bà đẻ bị nổi mụn nước, nguyên nhân do đâu?

Không chỉ khi mang thai và sau khi sinh các chị em cũng dễ bị nổi mụn nước. Nguyên nhân chủ yếu là do tác dụng phụ của các loại thuốc, chế độ ăn uống không khoa học, tâm lý căng thẳng, cơ địa yếu và mẫn cảm sau sinh.

Theo đó, những chị em sinh mổ, việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc dẫn đến tác dụng phụ nổi mề đay, nổi mẩn ngứa. Bên cạnh đó, nhiều chị em quan niệm cần phải ăn nhiều để lấy sức cho con bú. Đây chính là yếu tố thuận lợi khiến cho cơ thể bị ngứa và nổi mụn nước nghiêm trọng. Bởi khi đó, các bộ phận trong cơ thể như hệ tiêu hóa, gan thận phải làm việc quá sức, lâu dần không thể đào thải được các độc tố ra khỏi cơ thể. Lúc này độc tố phát tiết qua da là điều khó tránh khỏi.

ba bau bi ngua noi mun nuoc 3
Sau khi sinh mẹ bầu vẫn có thể bị ngứa nổi mụn nước

Hiện nay, phụ nữ sau sinh stress, trầm cảm đang có xu hướng tăng lên. Có 30 đến 90% phụ nữ sau sinh mắc các bệnh liên quan đến cảm xúc, họ dễ buồn và dễ dao động. Có tới khoảng 20% bị trầm cảm sau sinh nguy hiểm, số còn lại thì phải chịu những áp lực con cái gia đình, áp lực bản thân gây ra những stress sau khi sinh nở. Những yếu tố này cũng khiến cho tình trạng bị ngứa và nổi mẩn ngứa mụn nước khó kiểm soát. Vì vậy, phụ nữ sau sinh rất cần sự quan tâm chăm sóc từ người thân, nhất là từ người chồng.

Khi bị ngứa nổi mụn nước do những nguyên nhân này phụ nữ sau sinh hãy xem lại chế độ ăn uống của mình. Thay đổi khẩu phần ăn cho hợp lý, hãy bổ sung nhiều rau tươi và trái cây để tăng lượng vitamin cho cơ thể. Uống nhiều nước và vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt. Bên cạnh đó, hãy cố gắng tìm cách giải tỏa tâm lý, hãy trò chuyện với chồng thường xuyên để tìm ra cách giải quyết, tránh được tình trạng trầm cảm sau sinh, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

ba bau bi ngua noi mun nuoc 4
Mẹ bầu cần đi thăm khám khi thấy mụn nước nổi khắp người

Hy vọng với những thông tin trên đây phần nào đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng bà bầu bị ngứa nổi mụn nước, để có biện pháp xử lý và phòng ngừa hiệu quả. Tuyệt đối không tự bắt mạch kê đơn, tự thoa thuốc hay kem trộn vì có thể gây hại cho da hoặc cho sức khỏe của em bé. Khi tình trạng nổi mụn nước ngày càng trầm trọng hơn, ngứa nhiều hơn thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có nguy hiểm không?

Mang thai là thời gian rất nhạy cảm, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân không nên chủ quan, hãy tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.

TIN MỚI NHẤT