9 loại nước ép trái cây tốt cho bà bầu hơn uống thuốc bổ

Mẹ bầu 06/07/2018 16:34

Những cơn ốm nghén triền miên khiến việc ăn uống của bà bầu trở nên nặng nề. Lúc này, chị em có thể uống những loại nước ép trái cây tươi ngay tại nhà để bồi bổ cơ thể, tăng cường dưỡng chất nuôi thai nhi.

Trong thai kỳ, ngoài nhu cầu uống đủ nước và sữa, bà bầu cũng nên tăng cường uống nhiều nước ép trái cây tươi để bổ sung các vitamin và khoáng chất. Trang MomJunction đã liệt kê 9 loại nước ép trái cây bà bầu nên uống trong thời kỳ mang thai để cơ thể nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào.

Nước ép trái cây tốt cho bà bầu

Nước cam

9 loại nước ép trái cây tốt cho bà bầu hơn uống thuốc bổ - Ảnh 1
Hệ miễn dịch của bà bầu sẽ được cải thiện nhờ thói quen uống nước cam - Ảnh: Shutterstock

Nước cam chứa nhiều dưỡng chất và đóng vai trò như một phương thuốc tự nhiên trị các chứng cảm lạnh và cúm ở bà bầu. Uống nước cam thường xuyên giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng nhờ hàm lượng vitamin C cao. Thành phần kali trong nước cam cũng là nguyên tố vi lượng cần thiết cho bà bầu và thai nhi.

Nước ép cà rốt

Ăn và uống nước ép cà rốt là giải pháp lý tưởng giúp tăng cường thị lực thai nhi. Thức uống dinh dưỡng này còn giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể bà bầu.

Nước ép cà rốt giàu vitamin A và vitamin E giúp làn da mẹ bầu thêm sáng khỏe. Móng tay của mẹ bầu sẽ cải thiện tình trạng gãy giòn. Thành phần dinh dưỡng của cà rốt cũng giúp chị em ngăn ngừa nguy cơ rụng tóc do thay đổi hormone, hỗ trợ hoạt động bình thường của tuyến giáp.

Nước ép củ dền

9 loại nước ép trái cây tốt cho bà bầu hơn uống thuốc bổ - Ảnh 2
Nước ép củ dền sẽ đào thải nhiều chất độc khỏi cơ thể bà bầu - Ảnh: Shutterstock

Uống nước ép củ dền khi mang thai giúp bà bầu có thêm năng lượng. Lượng sắt dồi dào trong thức uống này sẽ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, hệ tiêu hóa bà bầu sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Khả năng làm sạch máu và thanh lọc cơ thể của nước ép củ dền cũng được đánh giá cao.

Nước ép táo

Loại nước này sẽ hạn chế nguy cơ tăng cân mất kiểm soát đối với mẹ bầu và phụ nữ sau sinh. Mẹ bầu thường xuyên uống nước táo cũng giúp thai nhi phát triển trí não vượt trội. Đây cũng là nguồn chất sắt tự nhiên dồi dào chị em cần bổ sung khi bầu bí.

Nước ép đào

Nước ép đào rất giàu sắt và kali – hai khoáng chất cần thiết đối với bà bầu. Đây là thức uống hạn chế nguy cơ bà bầu bị thiếu máu. Bên cạnh đó, nước ép đào cũng có tác dụng thải độc cơ thể mẹ bầu, làm sạch bàng quang, đề phòng sỏi thận. Bà bầu uống nước ép đào là phương pháp tự nhiên ngừa nguy cơ sỏi thận trong thai kỳ.

Nước ép dâu tây

9 loại nước ép trái cây tốt cho bà bầu hơn uống thuốc bổ - Ảnh 3
Làn da bà bầu sẽ trở nên hồng hào nhờ nước ép dâu tây - Ảnh: Shutterstock

Nước ép dâu tây sẽ cải thiện làn da tối màu của các chị em khi bầu bí. Mẹ bầu sẽ không còn lo lắng tình trạng mất nước khi uống nước ép dâu tây. Hệ thần kinh và tim mạch của mẹ bầu và thai nhi cũng hoạt động tốt nhờ các loại chất xơ và folate.

Nước chanh tươi

Các cơn ốm nghén sẽ thôi ám ảnh khi mẹ bầu uống nước chanh. Thức uống phổ biến này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác cho bà bầu và thai nhi như: Protein, carbohydrate, chất xơ, vitamin, folate, kẽm, canxi…

Nước dừa

Nước dừa luôn nằm trong danh sách thức uống cần thiết cho sức khỏe bà bầu. Loại nước này cung cấp lượng nước lý tưởng, giúp bà bầu có đủ năng lượng hoạt động cả ngày.

Nước ép nho tươi

9 loại nước ép trái cây tốt cho bà bầu hơn uống thuốc bổ - Ảnh 4
 Nước ép nho tươi có công dụng đặc biệt trong việc trị chứng đau nửa đầu ở bà bầu -Ảnh: Shutterstock

Huyết áp bà bầu sẽ giữ ở trạng thái ổn định nếu thường xuyên uống nước ép nho tươi. Ngoài ra, theo các chuyên gia những bà bầu bị chứng táo bón hoặc đau nửa đầu trong thai kỳ nên uống nước ép nho để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Thêm các loại nước ép này vào danh sách thức uống khi mang thai là giải pháp thông minh cho bà bầu bồi bổ cơ thể mẹ và bé.

 

Bà bầu bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Có khoảng 50% bà bầu bị chảy máu chân răng trong thai kỳ. Chị em cần tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị hội chứng này để không ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt thường ngày.

TIN MỚI NHẤT