Ý nghĩa của phong tục Tết Hàn Thực bánh trôi bánh chay

Đời sống 26/03/2020 05:03

Vào 3/3 âm lịch, nhà nhà lại bận rộn với những đĩa bánh trôi, bánh chay cúng ông bà tổ tiên. Vậy ý nghĩa của phong tục Tết Hàn Thực bánh trôi bánh chay là gì?

Nội dung bài viết

Cứ mỗi năm một lần vào ngày 3/3 âm lịch, người người nhà nhà khắp đất nước Việt Nam lại háo hức, tất bật làm những đĩa bánh trôi, bánh chay dâng cúng tổ tiên. Đó chính là Tết Hàn Thực, một nét văn hóa rất đẹp của đất nước ta. Vậy nguồn gốc của ngày lễ này đến từ đây, ý nghĩa của phong tục Tết Hàn Thực bánh trôi bánh chay là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

tet han thuc banh troi banh chay 1
Phong tục Tết Hàn Thực bánh trôi bánh chay - Ảnh minh họa: Internet

Tết Hàn Thực là gì?

Tết Hàn Thực là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hàn thực là một từ Hán Việt, “Hàn” có nghĩa là lạnh, “Thực” có nghĩa là thức ăn. Tết Hàn Thực dịch ra là Tết thức ăn lạnh. Hàng năm, vào ngày 3/3 âm lịch, các gia đình lại chuẩn bị làm bánh trôi bánh chay để cúng ông bà tổ tiên.

Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Theo sử sách ghi chép lại, vào thời Xuân Thu năm 770-221 trước công nguyên ở Trung Hoa, vua Tấn Văn Công bị gặp nạn, bỏ nước lưu vong khắp nơi. Ông đã gặp được Giới Tử Thôi - một hiền sĩ tài giỏi hơn người đi theo phò tá và giúp đỡ. Đến một ngày nọ, khi lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi với lòng trung thành của mình đã lén cắt một miếng thịt ở đùi của chính mình và làm thức ăn cho nhà vua.

tet han thuc banh troi banh chay 2
Nguồn gốc ngày Tết Hàn Thực - Ảnh minh họa: Internet

Ròng rã 19 năm, Giới Tử Thôi đã trải qua nhiều khổ cực để phò tá vua nhưng vẫn luôn trung thành, tận tụy với chủ nhân. Về sau, vua Tấn Văn Công được khôi phục ngôi vị và phong thưởng cho nhiều người có công lao to lớn, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi, người đồng cam cộng khổ, hi sinh tất cả vì vua.

Tuy nhiên, Giới Tử Thôi vẫn không hề oán giận hay trách móc, ông lẳng lặng đưa mẹ lên núi Điền Sơn sống ẩn. Hai mẹ con trải qua những ngày yên bình. Một thời gian sau, nhà vua chợt nhớ đến người đã cận kề bên mình trong những năm tháng lưu lạc và đã cho người tìm Giới Tử Thôi để báo ân. Giới Tử Thôi vẫn một mực từ chối, không muốn rơi vào vòng danh vọng và chỉ muốn sống những ngày an nhàn cùng mẹ già. 

Nhà vua khi biết được điều đó đã ra lệnh đốt rừng, ép Giới Tử Thôi quay về. Không ngờ, hai mẹ con đã quyết chí và cùng nhau chết trong rừng. Vua hết sức hối hận, thương xót và cho lập miếu thờ tưởng niệm. Người dân kiêng đốt lửa 3 ngày và chỉ ăn đồ ăn nguội nấu sẵn. Kể từ đó, dân gian lấy ngày 3/3 âm lịch hàng năm làm Tết Hàn Thực, tưởng nhớ công ơn người đã khuất.

tet han thuc banh troi banh chay 3
Nhà vua đốt rừng ép Giới Tử Thôi quay về nhưng không thành - Ảnh minh họa: Internet

Việt Nam cũng theo đó, lấy ngày 3/3 âm lịch làm Tết Hàn Thực. Tuy nhiên vào ngày này, thay vì ăn đồ ăn nguội, người ta lại làm bánh trôi bánh chay để nguội và cúng gia tiên. Một số nơi còn không biết chính xác Tết Hàn Thực là ngày nào, chỉ nhớ là đầu tháng 3.

Tết Hàn Thực có phải là tết Thanh minh không?

Theo các tài liệu ghi chép lại, 2 ngày này hoàn toàn không hề giống nhau. Thanh minh có nghĩa là khi ấy trời mát mẻ, quang đãng. Vào dịp này, người xưa sẽ đi tảo mộ, hay còn gọi là hội Đạp thanh. Người Việt không ăn Tết vào ngày Thanh minh nhưng lại cùng gia đình đi thăm mộ, tảo mộ và làm mâm cúng tổ tiên. Do đó, nhiều người nhầm tưởng Tết Thanh minh và Tết Hàn Thực là một. 

tet han thuc banh troi banh chay 4
Tết Hàn Thực và tết Thanh minh hoàn toàn khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Ý nghĩa Tết Hàn Thực bánh trôi bánh chay

Dù xuất phát từ Trung Quốc, Tết Hàn Thực ở Việt Nam vẫn có những nét riêng biệt. Tết Hàn Thực Việt chủ yếu để tưởng nhớ về cội nguồn, về công ơn của ông bà tổ tiên và những người đã khuất. Do đó, dù ai ở đâu, làm gì thì đến ngày này, họ đều cố gắng trở về sum vầy cùng gia đình, cùng làm bánh trôi bánh chay và cùng nhau ngồi bên mâm cơm quây quần, ấm áp.

tet han thuc banh troi banh chay 5
Tết Hàn Thực Việt để tưởng nhớ về cội nguồn, về công ơn của ông bà tổ tiên - Ảnh minh họa: Internet

Ở Hà Tây cũ thuộc Hà Nội nay, vào ngày 6/3 âm lịch, người dân có tục lệ dâng bánh trôi để tưởng nhớ công lao của Hai Bà Trưng. Vào ngày 10/3, người dân khắp nơi về đền Hùng - Việt Trì - Phú Thọ để dâng cúng bánh trôi, bánh chay để thắp hương và tưởng nhớ cội nguồn. 

Vào những ngày này, mọi người cùng gia đình thưởng thức bánh trôi, bánh chay và ôn lại những kỷ niệm xưa cũ, một thời hào hùng của dân tộc. Những truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt, cứ mỗi khi đến Tết Hàn Thực, mọi người lại bận rộn với những mâm bánh trôi, bánh chay. Hương thơm của đỗ xanh ngào ngạt, vị ngọt ngào của đường, tất cả đều làm nên một cái Tết Hàn Thực ý nghĩa và đong đầy tình cảm.

tet han thuc banh troi banh chay 6
Tết Hàn Thực là dịp mọi người cùng thưởng thức bánh trôi, bánh chay và ôn lại những kỷ niệm xưa cũ - Ảnh minh họa: Internet

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực bánh trôi bánh chay trong phong tục văn hóa của Việt Nam. Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Hàn Thực năm 2020, chúc bạn cùng người thân sum họp và an vui!

Thử ngay cách làm dưa chuột nhồi thịt vừa thanh mát lại bổ dưỡng!

Thay vì làm khổ qua nhồi thịt, bạn hãy thử ngay cách làm dưa chuột nhồi thịt vô cùng đơn giản dưới đây để có món canh ngon miệng cho cả nhà.

TIN MỚI NHẤT