Lý do bất ngờ tiếp tục tạm giam vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

Đời sống 10/05/2023 09:36

Từ khi bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra vụ án bà Nguyễn Phương Hằng đến nay, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tạm giam 6 lần, tổng cộng 15 tháng.

Theo thông tin từ báo Dân trí, ngày 5/5, TAND TPHCM đã ra quyết định tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Nam) thêm 60 ngày để chờ xét xử và và 4 bị can về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Lý do bất ngờ tiếp tục tạm giam vụ án bà Nguyễn Phương Hằng  - Ảnh 1
Tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng thêm 60 ngày để chờ xét xử - Ảnh: Báo Dân trí

Tạm giam 60 ngày đối với bị can Nguyễn Phương Hằng giai đoạn xét xử sơ thẩm là phù hợp với quy định của pháp luật

TS. LS. Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết: Theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự Việt Nam, vụ án hình sự thông thường sẽ trải qua ba giai đoạn là điều tra, truy tố và xét xử. Theo đó, cả 3 giai đoạn này, ba cơ quan tố tụng là cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều có thẩm quyền quyết định tạm giam bị can để phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Lý do bất ngờ tiếp tục tạm giam vụ án bà Nguyễn Phương Hằng  - Ảnh 2

TS. LS. Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội -

Ảnh: Báo Dân trí

Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự. Mục đích chính của biện pháp ngăn chặn tạm giam là để ngăn chặn bị can bỏ trốn, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hoặc gây cản trở, khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án.

Áp dụng thường xuyên, phổ biến và có nhiều hiệu quả ở giai đoạn điều tra, tuy nhiên giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử, thậm chí sau khi xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể áp dụng biện pháp tạm giam để truy tố, xét xử và để đảm bảo thi hành án theo quy định của pháp luật.

Trước đó, theo nguồn tin từ báo Tuổi trẻ, bà Nguyễn Phương Hằng thực hiện nhiều buổi livestream trên không gian mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân, đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của các ông, bà:

Ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo, luật sư Hàn Ni), ông Nguyễn Đức Hiển (phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên), ông Lê Công Vinh, ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Thị Việt Hà (tổng cộng 10 người), trái quy định pháp luật.

Lý do bất ngờ tiếp tục tạm giam vụ án bà Nguyễn Phương Hằng  - Ảnh 3
Bà Nguyễn Phương Hằng trong buổi livestream - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Trong khi đó, ông Đặng Anh Quân đã tương tác, tham gia bình luận trực tiếp với bà Hằng trong 11 buổi livestream, cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội.

Trong buổi livestream ngày 24/12/2021, ông Quân đã phát ngôn có nội dung đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của ông Võ Nguyễn Hoài Linh.

Các bị can Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Đặng Anh Quân có vai trò đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Phương Hằng. Bà Hằng và 4 đồng phạm bị Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM truy tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Luật sư nói gì về thời hạn tạm giam của bà Nguyễn Phương Hằng?

Việc tòa án cấp sơ thẩm ra hạn tạm giam với các bị can trong vụ án này thời hạn 60 ngày và phù hợp với quy định của pháp luật.

TIN MỚI NHẤT