Cảnh báo những hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến: Nhiều người Việt cũng tham gia tổ chức lừa đảo quốc tế

Đời sống 06/07/2023 06:30

Nhóm đối tượng bị lừa đảo trực tuyến có sự dịch chuyển mạnh về các nhóm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên và các đối tượng có thu nhập thấp.

Theo thông tin từ báo Lao Động, tình trạng lừa đảo trực tuyến trong 6 tháng đầu năm năm 2023 tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái, ông Trần Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin đã giải thích tại cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ TTTT, diễn ra ngày 5.7.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023, có tới 24 hình thức lừa đảo trực tuyến khác nhau được phát hiện. Nhóm đối tượng bị lừa đảo trực tuyến có sự dịch chuyển mạnh về các nhóm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên và các đối tượng có thu nhập thấp. Khi công nghệ phát triển, điện thoại thông minh được phổ cập rộng rãi, các nhóm đối tượng như người cao tuổi, trẻ em hay công nhân, nhân viên văn phòng rất dễ trở thành đối tượng lừa đảo.

Cảnh báo những hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến: Nhiều người Việt cũng tham gia tổ chức lừa đảo quốc tế - Ảnh 1
Ông Trần Quang Hưng - Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin đã giải thích về tình trạng lừa đảo trực tuyến trong 6 tháng đầu năm 2023 - Ảnh: Báo Lao Động

Theo ông Hưng, nhóm đối tượng này mặc dù được tiếp cận công nghệ mới, nhưng khả năng nhận diện hành vi lừa đảo thấp nên họ dễ bị các nhóm đối tượng lừa đảo tập trung nhắm tới, khiến cho số vụ lừa đảo tăng.

Cùng với đó, các nhóm lừa đảo trực tuyến hiện đã không còn chỉ tập trung tại Việt Nam mà phần lớn đã hình thành các tổ chức lừa đảo ở nước ngoài, như Campuchia hay Lào, Phillipines. Trong các tổ chức này cũng có nhiều người Việt Nam tham gia.

Sự phát triển công nghệ ngày càng nhanh, các đối tượng lừa đảo trực tuyến cũng “tận hưởng lại những giá trị công nghệ”, nên các hình thức lừa đảo sẽ ngày càng nhanh, hiệu quả và giống thật, dẫn đến việc nhận diện ngày càng khó, ông Hưng cho biết.

Cảnh báo những hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến: Nhiều người Việt cũng tham gia tổ chức lừa đảo quốc tế - Ảnh 2
 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam - Ảnh: Báo Tiền Phong

Theo thông tin từ báo Tiền Phong, để đối phó tình trạng lừa đảo trực tuyến đang gia tăng này, Bộ TTTT mới phát động một chiến dịch nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến. Nhiều người bị lừa chưa được cập nhật về các hình thức lừa đảo mới đang thay đổi liên tục, dẫn đến kết quả bị lừa. Do đó, Bộ TTTT muốn thúc đẩy tuyên truyền thông tin về các hình thức lừa đảo đến càng nhiều người càng tốt.

Bên cạnh các hình thức tuyên truyền cũ, ông Hưng cho biết, Bộ TTTT sẽ kêu gọi nhiều công ty truyền thông, KOL trên mạng xã hội, và các tổ chức để tuyên truyền chống lừa đảo trên các nền tảng khác nhau như Facebook, TikTok.

Cùng với đó, việc người dân chủ động trình báo cơ quan chức năng khi phát hiện lừa đảo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống lừa đảo trực tuyến. Khi 1 hình thức lừa đảo trực tuyến mới xuất hiện, các cơ quan nhà nước sẽ mất nhiều thời gian để biết. Tuy nhiên, gần đây, người dân đã bắt đầu báo cáo nhà nước và cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng có thông tin cập nhật về hình thức lừa đảo mới, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo, ngăn chặn kịp thời.

24 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến

Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”.

Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.

Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao.

Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.

Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.

Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.

Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.

Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…

Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)

Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.

Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.

Lừa đảo tuyển CTV online.

Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.

Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.

Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.

Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.

Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.

Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.

Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.

Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.

Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.

Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…

Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.

Lừa đảo cho số đánh đề.

Vụ thai phụ bị xe phân khối lớn tông tử vong: Người chồng đau đớn trước quan tài vợ và hài nhi chưa kịp chào đời

Anh Nguyễn Phú Lợi (chồng chị Nguyễn Thị H.) mong muốn cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ tai nạn ở Đại lộ Đông Tây TP.Buôn Ma Thuột.

TIN MỚI NHẤT