Bộ Y tế lên tiếng về việc hàng giả được bán cho hiệu thuốc, bệnh viện trên toàn quốc

Đời sống 18/05/2025 20:30

Bộ Y tế phối hợp Công an TP. Hà Nội điều tra vụ 100 tấn thực phẩm chức năng giả, khuyến cáo người dân không sử dụng sản phẩm nghi vấn để bảo vệ sức khỏe.

Theo thông tin từ báo Công Thương, Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) - Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế giả quy mô lớn. Dược sĩ Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt (cư trú tại khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu đường dây này. 

Các đối tượng khai đã thành lập 17 công ty, trong đó có 6 công ty có chức năng nhập khẩu và 11 công ty phân phối hàng hóa trong nước.

Đồng loạt tổ chức khám xét khẩn cấp 15 điểm liên quan đến ổ nhóm trên, cảnh sát thu giữ 30 khuôn bế dập gân vỏ hộp, 28.531 hộp thực phẩm chức năng; 34.822 lọ thực phẩm chức năng; 38.935 vỉ chứa các viên thực phẩm chức năng; 8.535 thùng chứa nhiều vỏ hộp các loại, gần 100 thùng tem nhãn, các loại máy móc, dây chuyền, công cụ, nguyên vật liệu… để sản xuất hàng giả.

Bộ Y tế lên tiếng về việc hàng giả được bán cho hiệu thuốc, bệnh viện trên toàn quốc - Ảnh 1
Hàng loạt các loại thuốc, thực phẩm chức năng giả vừa bị Công an TP. Hà Nội triệt phá - Ảnh: Báo Công Thương

Số tang vật tương đương hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả (hơn 100 mã sản phẩm khác nhau). 

Các công ty của Tiến và Nguyệt đã xuất bán hàng hóa cho hàng trăm đơn vị, tổ chức, cá nhân trên toàn quốc. Phòng Cảnh sát kinh tế đã tổ chức thu hồi tại nhiều tỉnh thành với nhiều loại mẫu mã sản phẩm khác nhau.

Tại cơ quan công an, các đối tượng đã khai nhận hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2020 cho các hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc.

Bộ Y tế lên tiếng về việc hàng giả được bán cho hiệu thuốc, bệnh viện trên toàn quốc - Ảnh 2
Tang vật được công an thu giữ khi tổ chức khám xét khẩn cấp - Ảnh: VietNamNet

Theo thông tin từ VietNamNet, liên quan đến thông tin đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả này, ngày 18/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đang phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP Hà Nội cung cấp thông tin các sản phẩm công bố là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các công ty nói trên để phục vụ công tác điều tra nhằm xác minh, làm rõ các sản phẩm bị thu giữ.

Trong thông báo phát đi, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, người tiêu dùng tuyệt đối không mua hoặc sử dụng các sản phẩm liên quan như hình ảnh sản phẩm thông tin báo chí đã đăng, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế.

Sau khi có kết luận của cơ quan điều tra công an TP Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm cho biết sẽ cập nhật thông tin trên website các sản phẩm thực phẩm chức năng giả để người tiêu dùng biết và không sử dụng.

Nóng: Phát hiện 11.500 sản phẩm thảo dược, sữa hạt bị 'thổi phồng' như thuốc chữa bệnh

Trung tuần tháng 5-2025, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an Hà Nội đã điều tra, làm rõ và xử lý hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm “bẩn”, thu giữ hàng chục tấn hàng không hoá đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ.

TIN MỚI NHẤT