Hai loại cá có tên nghe 'đỏ mặt' lại là 'lộc trời' với dinh dưỡng bất ngờ: Giàu omega-3, tốt cho trẻ em còi cọc và phụ nữ sau sinh

Dinh dưỡng 26/09/2023 16:39

Cá cu đặc biệt phù hợp với phụ nữ sau sinh và trẻ em còi cọc, cá cửng được ví là “lộc trời” ban, rất quý hiếm nên chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Thông tin trên Tạp chí Sở hữu trí tuệ cho hay, cá cu và cá cửng là 2 loại cá vô cùng đặc biệt, được yêu thích ở Việt Nam và nước ngoài. Nó gây chú ý còn bởi tên gọi lạ, gần như ai mới nghe thấy đều phải bật cười.

Cá cu là loại cá quen thuộc với người dân miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng. Nó có kích thước khá lớn, mõm nhọn, răng nhọn, hình dáng khá giống cá ngừ, hơi dẹt và có vảy màu trắng bạc.

Hai loại cá có tên nghe 'đỏ mặt' lại là 'lộc trời' với dinh dưỡng bất ngờ: Giàu omega-3, tốt cho trẻ em còi cọc và phụ nữ sau sinh - Ảnh 1

 

Hai loại cá có tên nghe 'đỏ mặt' lại là 'lộc trời' với dinh dưỡng bất ngờ: Giàu omega-3, tốt cho trẻ em còi cọc và phụ nữ sau sinh - Ảnh 2
Cá cu phổ biến ở miền Trung. Ảnh: Internet

Không ai biết lý do vì sao loài cá này được đặt cái tên “nhạy cảm” như vậy. chỉ biết rằng nó rất được yêu thích vì ngon, bổ. Thịt cá cu trắng, dai, thơm ngon và có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như cháo, lẩu, nướng…

Cá cu đặc biệt phù hợp với phụ nữ sau sinh và trẻ em còi cọc vì nó giàu axit béo omega-3. Mùa xuân là mùa đánh bắt cá cu, thời điểm đó gần như nhà hàng đặc sản biển nào ở Đà Nẵng cũng đưa nó vào thực đơn và rất được lòng khách du lịch.

Một loại cá khác là cá cửng. Tương tự cá cu, cái tên cá củng cũng khiến mọi người ngơ ngác khi mới nghe. Trên thực tế đây không phải loại cá lạ gì, một số vùng vẫn gọi nó với cái tên thân thuộc hơn là cá tràu, cá trèo đồi.

Hai loại cá có tên nghe 'đỏ mặt' lại là 'lộc trời' với dinh dưỡng bất ngờ: Giàu omega-3, tốt cho trẻ em còi cọc và phụ nữ sau sinh - Ảnh 3

 

Hai loại cá có tên nghe 'đỏ mặt' lại là 'lộc trời' với dinh dưỡng bất ngờ: Giàu omega-3, tốt cho trẻ em còi cọc và phụ nữ sau sinh - Ảnh 4
Loaị cá được xem là quý hiếm. Ảnh: Internet

Xưa kia cá cửng được ví là “lộc trời” ban, rất quý hiếm nên chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Loài cá này chủ yếu sống ở vùng hang động ngập nước thuộc xã Ninh Hải và Tổng Trường, huyện Hoa Lư. Số lượng của nó cũng không quá nhiều.

Cá cửng mình tròn, thuộc họ cá quả. Mùa đông chúng đào hang sâu để sống, ăn đất sét vàng trong hang. Sau 3 tháng ngủ li bì, cá tràu đợi mùa mưa mới xuất hiện. Nhờ có khả năng trườn tốt, cá cửng có thể leo lên khe nước ven chừng đồi, hồ trên núi hay những nguồn nước ven các khe đá.

Cá có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, nhưng ngon nhất vẫn là đem nấu canh chua. Hàng năm, cứ vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, người dân ở khu vực có đặc sản cá cửng lại làm món này để dâng lên cúng, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Hai loại cá có tên nghe 'đỏ mặt' lại là 'lộc trời' với dinh dưỡng bất ngờ: Giàu omega-3, tốt cho trẻ em còi cọc và phụ nữ sau sinh - Ảnh 5
Những lưu ý khi ăn cá. Ảnh: Internet

Lưu ý khi ăn cá

Theo Thời đại Plus, cá đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều loại cá có thể gây tổn thương não và thần kinh ở người lớn, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đó là các loại cá có lượng thủy ngân cao như: cá kiếm nhập khẩu, cá mập, cá ngói, đặc biệt là cá thu vua.

- Cũng giống như cá thu, các loại cá ngừ khác nhau có mức thủy ngân khác nhau. Ví dụ cá ngừ đóng hộp có nguồn protein tốt, bạn có thể ăn 3 lần/tuần. Tuy nhiên, các loại cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, bạn không nên ăn nhiều hơn 1 lần/ tuần.

- Không nên ăn cá tươi sống, tái, chưa được nấu chín vì dễ nhiễm độc và giun sán, gây hại cho gan, tăng nguy cơ nhiễm giun sán.

- Không nên ăn cá khi bị ho vì sẽ làm bệnh trở nặng hơn.

- Không nên ăn cá khi đói vì dễ có nguy cơ mắc bệnh gout, bởi vì hàm lượng dinh dưỡng trong cá có chất đạm cao được nạp vào cơ thể bạn khi đói sẽ làm tăng lượng Purine chuyển hóa thành dạng axit uric - một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gout.

Ai không nên ăn nhiều cá?

Cũng theo Tiền Phong, dưới đây là những nhóm người không nên ăn nhiều cá:

Những người bị bệnh gout

Bệnh gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Bệnh gout thường phát tác ở ngón chân cái nhưng cũng có thể lan ra cả bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và bàn tay. Đàn ông và những người béo phì có nguy cơ bị gout cao hơn cả. Mỗi lần bệnh phát tác có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tháng.

Cá rất giàu purine, khi vào cơ thể nó sẽ phân hủy thành axit uric. Do vậy, nếu ăn càng nhiều cá sẽ càng làm tăng nguy cơ bị gút hoặc làm cho bệnh nặng thêm nếu bạn đang mắc bệnh.

Bệnh nhân bị xơ gan, rối loạn chức năng gan

Nên hạn chế ăn cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá chép, cá bơn… Ngoài ra, trong các cách chế biến cá, món cá chiên thường không tốt cho sức khỏe, đấy là chưa kể khi chiên cá hàm lượng protein cũng giảm bớt, chưa kể, nếu cá bị cháy sẽ sản sinh các chất dễ gây ung thư. Với những bệnh nhân mắc bệnh huyết áp, có khối u và cả trẻ em… hạn chế ăn cá muối.

Người bị dị ứng hải sản

Có nhiều người gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do cá chứa nhiều protein, cơ thể người có phản ứng dị ứng với loại protein này. Nếu bạn từng bị dị ứng với hải sản thì nên hạn chế ăn cá vì chúng có thể khiến bạn bị dị ứng thêm.

Rối loạn chức năng máu

Những người bị rối loạn chức năng máu như giảm tiểu cầu, dễ chảy máu, thiếu vitamin K...nên ăn ít cá vì cá có chứa một số chất có thể ức chế tiểu cầu, do đó làm tăng rối loạn chức năng máu của bệnh nhân.

Những người bị bệnh lao

Bệnh lao là bệnh do vi trùng lao hoạt động gây ra. Người bị nhiễm vi trùng lao có thể bị bệnh trong một thời gian ngắn sau đó, hoặc nhiều năm sau, khi hệ miễn dịch bị suy yếu vì nguyên do khác như tuổi già, bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bệnh thận hoặc ung thư.

Nếu bệnh nhân lao ăn nhiều cá nó có thể gây ra dị ứng, có thể dẫn đến buồn nôn, nhức đầu, đỏ bừng da, sung huyết giác mạc... Thậm chí, nó có thể khiến tim đập nhanh, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, hoặc tăng huyết áp và tồi tệ hơn là gây chảy máu não.

 

Bác sĩ Nhật chia sẻ danh sách 7 thói quen chống đột quỵ, ai làm được nhất định có tuổi thọ rất cao

Truyền thông Nhật Bản mới đây đã mời một số chuyên gia bỏ phiếu để chọn ra 'Bảng xếp hạng thói quen tốt nhất có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, phòng chống đột quỵ'. Kết quả là có 7 thói quen tốt dưới đây.

TIN MỚI NHẤT