Vào 'điểm nóng' dịch tay chân miệng: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng, cần đưa trẻ tới viện ngay!

Tin y tế 26/07/2023 11:12

Tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Theo thông tin từ Dân Trí, bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Vì thế, khi theo dõi tại nhà, nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sau cần đưa trẻ đến viện.

- Sốt cao không đáp ứng với điều trị:

Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

- Giật mình:

Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ chú ý quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài:

Trẻ có thể quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm không ngủ (trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp). Một số dấu hiệu khác: khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng…

Vào 'điểm nóng' dịch tay chân miệng: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng, cần đưa trẻ tới viện ngay! - Ảnh 1
Biểu hiện của bệnh tay châm miệng - Ảnh: Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế

Cập nhật tình hình tay chân miệng ở TP.HCM, dẫn tin từ Tiền Phong, bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam đang gia tăng nhanh, trong số 150 trẻ mắc bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 có 8 bệnh nhi ở mức độ nặng và nguy kịch đang phải thở máy.

Từ cuối tháng 4/2023 đến nay, bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh tại khu vực các tỉnh phía Nam. TPHCM là một trong những địa phương đông dân nhất cả nước nên số lượng trẻ mắc bệnh mỗi tuần đang ghi nhận ở mức rất cao. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, tính riêng trong tuần 28, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận gần 2.200 trẻ mắc tay chân miệng.

Vào 'điểm nóng' dịch tay chân miệng: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng, cần đưa trẻ tới viện ngay! - Ảnh 2
Trẻ điều trị tay chân miệng ở bệnh viện Nhi Đồng 1 - Ảnh: Tiền Phong

Số trẻ mắc bệnh trên địa bàn TPHCM tăng cao, bên cạnh đó nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng từ các tỉnh chuyển đến thành phố điều trị đang gây áp lực rất lớn cho khoa Nhiễm của các bệnh viện. Tại khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong ngày 25/7 đang điều trị nội trú cho 150 trẻ.

Theo dự báo của ngành y tế, bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho trẻ, phụ huynh và nhà trường cần tăng cường dinh dưỡng, chủ động vệ sinh nhà cửa, sát khuẩn định kỳ đồ chơi và khu vực trẻ vui chơi.

Cảnh báo viêm màng não có nguy cơ bùng phát mạnh, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản đúng lịch, đủ liều, đầy đủ mũi nhắc lại theo phác đồ để phát huy tối đa hiệu quả miễn dịch.

TIN MỚI NHẤT