Sau khi dầm mưa, người phụ nữ 29 tuổi lên cơn sốt, bất ngờ nguy kịch: Bác sĩ phát hiện nhiễm loại vi khuẩn 'chết người'

Tin y tế 23/08/2023 10:59

Các bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm một loại vi khuẩn có khả năng gây hoại tử phổi, sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong.

Theo thông tin từ Dân Trí, ngày 22/8, bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân, khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn (ICU), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, mới đây bệnh viện tiếp nhận điều trị một trường hợp bị sốc nhiễm trùng nặng cùng hàng loạt các biến chứng phức tạp khác.

Bệnh nhân là chị H.V. (29 tuổi, quê Bình Thuận). Theo lời kể của gia đình, bệnh nhân có tiền sử sảy thai vào cuối năm 2022, sau đó phát hiện suy giáp. Cách đây không lâu, người phụ nữ rời quê vào TPHCM sinh sống bằng nghề buôn bán dạo.

Cuối tháng 7, chị V. đang bán thì trời đổ mưa bất ngờ nên người bị ướt sũng. Sau khi trở về nhà, bệnh nhân lên cơn sốt nhưng tự mua thuốc uống, hôm sau vẫn tiếp tục đi làm. Tuy nhiên đến trưa, người phụ nữ thấy đau một bên bụng dữ dội.

Thời điểm được chuyển vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh nhân đã trong tình trạng hôn mê, viêm phổi nặng, sốc nhiễm trùng và suy giáp. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục biến chứng suy thận.

Tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Klebsiella pneumoniae. Đây là một trong những tác nhân gây viêm phổi hàng đầu trong cộng đồng.

Sau khi dầm mưa, người phụ nữ 29 tuổi lên cơn sốt, bất ngờ nguy kịch: Bác sĩ phát hiện nhiễm loại vi khuẩn 'chết người' - Ảnh 1
Chị H.V. nhiễm vi khuẩn Klebsiella pneumoniae gây viêm phổi nặng - Ảnh: Dân Trí

Ekip điều trị phải tiến hành lọc máu, dùng kháng sinh, cho bệnh nhân thở máy kéo dài cùng hàng loạt các biện pháp phức tạp khác. Đến nay, bệnh nhân đã dừng lọc máu, cai máy thở, rút được ống dẫn lưu nhưng còn yếu cơ, tràn khí một bên phổi và thể trạng suy kiệt, phải nuôi ăn qua đường ống.

Phải điều trị bằng nhiều phương pháp, thời gian kéo dài nhiều tuần và không có bảo hiểm y tế, đến nay viện phí của bệnh nhân đã lên đến hơn 170 triệu đồng và vẫn tiếp tục tăng. Mới vào TPHCM thuê nhà trọ sinh sống, lại phải nuôi 2 con nhỏ, chồng bệnh nhân không có khả năng chi trả số tiền trên.

Thông thường, vi khuẩn klebsiella pneumoniae có tồn tại trong ruột của con người, tuy nhiên ở môi trường này, chúng sẽ không gây ra các tác hại đáng kể. Khi cơ thể gặp vấn đề nào đó, chúng sẽ nhanh chóng tấn công đến các bộ phận khác. Đây mới là giai đoạn nguy hiểm của chủng vi khuẩn này.

Nhiễm trùng Klebsiella pneumoniae thường có liên quan đến rất nhiều bệnh lý khác nhau như viêm phổi, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng máu, viêm đường tiết niệu hay thậm chí là viêm màng não. Thông thường, người có thể trạng khỏe mạnh sẽ có ít khả năng nhiễm phải loại khuẩn này.

Tuy nhiên, nếu đối tượng là một người đang có vấn đề về miễn dịch, sức khỏe yếu, có vết thương nghiêm trọng..., nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau có thể tăng khả năng nhiễm trùng klebsiella pneumoniae:

Điều trị kháng sinh liên tục trong thời gian dài

Có sử dụng các loại máy hỗ trợ hô hấp hoặc các ống thông tĩnh mạch...

Sau khi dầm mưa, người phụ nữ 29 tuổi lên cơn sốt, bất ngờ nguy kịch: Bác sĩ phát hiện nhiễm loại vi khuẩn 'chết người' - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Nhiễm trùng Klebsiella Pneumoniae gây ra những nguy hiểm nào?

Viêm phổi

Thường đi kèm với các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, đau ngực... và có tỷ lệ mắc tương đối cao. Có khoảng 12% ca viêm phổi trên toàn thế giới đến từ nhiễm trùng này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu như vi khuẩn klebsiella pneumoniae xâm nhập vào đường tiết niệu, chúng sẽ gây ra nhiễm trùng tại khu vực này, bao gồm bàng quang, niệu đạo, niệu quản và thận. Tình trạng này cũng có thể đến từ nguyên nhân sử dụng ống thông nước tiểu trong thời gian dài.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do K. Pneumoniae thường xảy ra ở đối tượng là phụ nữ lớn tuổi. Một số triệu chứng mà bạn có thể gặp là:

Đau buốt khi đi tiểu

Nước tiểu có máu, đục và nặng mùi

Chỉ đi được một lượng nước tiểu nhỏ

Đau nhức, khó chịu ở vùng bụng dưới, vùng lưng hoặc vùng chậu

Đối với trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở thận, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng sốt, buồn nôn và nôn, ớn lạnh, đặc biệt đau ở vùng lưng trên và bên hông.

Nhiễm trùng da

Vi khuẩn klebsiella cũng có thể tấn công vào các vết thương trên da, gây ra nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng vùng mô mềm của cơ thể. Điều này thường xảy ra đối với vết thương do tai nạn, do chấn thương hoặc do phẫu thuật.

Khi gặp nhiễm trùng này, cơ thể sẽ xảy ra một số biểu hiện như: Sốt, sưng đỏ và đau đớn tại vết thương, mệt mỏi, có các triệu chứng tương tự như cúm. Loại nhiễm trùng này bao gồm 3 hình thức viêm nhiễm chính:

Viêm mô tế bào

Viêm cơ

Hoại tử...

Viêm màng não

Ở một số ít trường hợp, vi khuẩn klebsiella pneumoniae cũng có thể tấn công vào não để gây ra chứng viêm màng não hoặc viêm màng bao phủ não, viêm tủy sống... Thông thường, việc này sẽ xảy ra khi vi khuẩn đi vào chất lỏng ở khu vực xung quanh não/tủy sống.

Các trường hợp viêm màng não hầu hết đều có nguyên nhân từ viêm phổi do K.pneumoniae. Khi khởi phát, nó có thể gây ra các triệu chứng như sốt cao, cứng cổ, đau đầu... Ngoài ra, một số người sẽ có các biểu hiện khác như buồn nôn và nôn, nhạy cảm với ánh sáng,..

Nhiễm trùng máu

Khi vi khuẩn klebsiella pneumoniae xâm nhập trực tiếp vào máu, nó sẽ gây ra bệnh nhiễm khuẩn huyết với độ nguy hiểm rất cao. Có khoảng 50% tình trạng nhiễm trùng huyết do K. pneumoniae đều có tiền thân là nhiễm trùng phổi Klebsiella.

Triệu chứng của nhiễm trùng máu do K.pneumoniae sẽ có các biểu hiện đột ngột như sốt cao, run rẩy, ớn lạnh... Ở trường hợp này, việc điều trị cần phải diễn ra sớm nhất có thể. Nếu như không được điều trị cẩn thận, chúng sẽ có thể gây ra đe dọa về tính mạng.

Nguồn: VinMec

Sau vụ 5 người nhập viện vì cà độc dược, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân vì sao đây là món ăn mang 'hơi thở của quỷ'

Cà độc dược còn gọi là cà diên, cà dược, độc giã, sùa tùa (Mông), Plờn (Kho), cà lục lược (Tày), hìa kía piếu (Dao) hay mạn đà la. Tên khoa học: Datura metel L., Solanaceae (họ Cà).

TIN MỚI NHẤT