Rò rỉ điện từ bình nóng lạnh, người phụ nữ tử vong thương tâm khi đang tắm

Tin y tế 23/06/2023 09:08

Người phụ nữ đang tắm ở nhà thì bị điện giật và ngã xuống đất, nguyên nhân là bình nóng lạnh rò rỉ. Dù được đưa tới bệnh viện cấp cứu, người phụ nữ này vẫn không qua khỏi.

VTC News dẫn nguồn từ Ctwant đưa tin, tối ngày 13/6 tại huyện Bảo An, tỉnh Thâm Quyến, Trung Quốc, đã xảy ra 1 vụ điện giật tử vong khi đang đi tắm.

Cụ thể, người phụ nữ đang tắm ở nhà thì bị điện giật và ngã xuống đất, nguyên nhân là bình nóng lạnh rò rỉ. Dù được đưa tới bệnh viện cấp cứu, người phụ nữ này vẫn không qua khỏi. Sự việc làm dấy lên mối quan ngại khi Thâm Quyến đã có 15 người bị thương do điện giật từ đầu năm đến nay. 

Các báo cáo cho biết, gia đình nạn nhân đã lập tức gọi cho cảnh sát sau khi cô được đưa đến bệnh viện. Nhân viên y tế đã nỗ lực hồi sức tim phổi cũng như các biện pháp cấp cứu khác suốt một giờ đồng hồ nhưng không có tác dụng. Các bác sĩ bất lực tuyên bố bệnh nhân đã tử vong.

Rò rỉ điện khi sử dụng bình nóng lạnh là một hiểm họa bất ngờ với nhiều người, gây ra thương vong, thậm chí là tử vong nếu không biết cách ứng phó kịp thời.

Rò rỉ điện từ bình nóng lạnh, người phụ nữ tử vong thương tâm khi đang tắm - Ảnh 1
Bình nóng lạnh bị hỏng hóc, kém chất lượng là nguyên nhân dẫn đến không ít cái chết do điện giật - Ảnh minh họa: Internet

Nguy cơ điện giật khi tắm bình nóng lạnh: Bác sĩ chỉ cách sơ cấp cứu

Chia sẻ về vấn đề này với Thanh Niên, BS.CKI. Đào Đức Cường - Phó khoa Hồi sức tích cực - Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết: Sơ cứu người bị điện giật đòi hỏi phải nhanh chóng, đúng cách và đảm bảo an toàn. Khi luồng điện đi qua cơ thể, nạn nhân có thể bị bỏng, hoặc các tổn thương khác như ngưng tim,… Chưa kể, nếu nạn nhân té ngã do điện giật còn gây ra các chấn thương ở đầu, cột sống. Do đó, nếu nạn nhân không được sơ cứu kịp thời có thể để lại di chứng nặng nề hoặc tử vong ngay tại chỗ.

Rò rỉ điện từ bình nóng lạnh, người phụ nữ tử vong thương tâm khi đang tắm - Ảnh 2
Nên trang bị thêm kỹ năng cứu người bị điện giật do dùng bình nước nóng để đảm bảo an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Quy trình cứu người bệnh bị điện giật

1. Tắt cầu dao, gọi cơ quan chức năng (cấp cứu 115 và ngành điện);

2. Ở vị trí cách điện, dùng vật liệu cách điện tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện;

3. Sơ cứu: nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi an toàn, khô ráo.

Hướng dẫn cách cấp cứu cho người bị điện giật

Với những người bị điện giật thì cách cấp cứu phụ thuộc chủ yếu vào tình huống lúc đó diễn ra như thế nào:

Nếu nạn nhân ngưng tim ngưng thở: Kêu gọi trợ giúp, gọi cấp cứu 115. Hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa, ở nơi thoáng khí. Sau đó, tiến hành nới rộng quần áo, dây thắt lưng. Thực hiện hồi sức tim, phổi như sau:

+ Đặt lòng bàn tay vào khoảng 1/3 phần dưới xương ức. Sau đó, để tay thẳng góc với xương ức rồi ép tim với tần số 100-120 lần/phút. Nên nhớ, không gián đoạn ép tim quá 10 giây.

+ Dùng trọng lượng cơ thể ấn lồng ngực nạn nhân lún xuống ít nhất 5 cm. Đảm bảo ép thẳng xuống xương ức.

Người lớn ưu tiên nhấn tim hơn thổi ngạt:

- 1 chu kỳ 2 phút

- Tần số 100-120 lần/phút

- Ấn sâu ít nhất 5 cm

- Để ngực nảy lên hoàn toàn sau mỗi lần ấn tim

+ Tiến hành cấp cứu như vậy cùng người trợ giúp trong khi chờ lực lượng cấp cứu 115 đến hỗ trợ

Nếu nạn nhân tỉnh, da niêm mạc hồng

- Tiến hành chuyển nạn nhân tới nơi khô ráo, có không khí thoáng nhằm giúp nạn nhân tỉnh dần rồi đưa tới bệnh viện gần nhất để tiến hành theo dõi cũng như chăm sóc.

- Giữ cho người bệnh luôn ấm áp.

Một số lưu ý cần biết khi sơ cứu nạn nhân bị điện giật

- Trong quá trình sơ cứu người bị điện giật, phải thực sự bình tĩnh, tuyệt đối không được hoảng loạn. Bởi lẽ, thời gian để cứu được nạn nhân chỉ có vỏn vẹn vài phút.

- Cần tránh chạm vào nạn nhân cũng như khu vực truyền điện khi chưa tiến hành ngắt điện.

- Người tiến hành sơ cứu nên đeo găng tay cao su, đi dép khô, đứng ở nơi khô ráo để ngắt điện.

- Để bệnh nhân ở nơi thực sự khô ráo, thoáng khí cũng như nới rộng trang phục của bệnh nhân.

Ca mắc tay tay - chân - miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng, nhiều trường hợp chuyển nặng, phải thở máy, lọc máu

Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi đồng 1, TP.HCM đang điều trị nội trú hơn 60 ca tay-chân-miệng (TCM). Hai tuần nay ca nhập viện tăng. Trẻ ra vô phòng cấp cứu liên tục nên đôi khi hai trẻ phải chung một giường.

TIN MỚI NHẤT