Người đàn ông 34 tuổi đột quỵ khi đang chơi bóng bàn, bác sĩ tiết lộ điều ai cũng phải biết để tránh gặp nguy trong mùa lạnh

Tin y tế 21/12/2023 06:15

Người xung quanh cho rằng bệnh nhân trúng gió nhưng bản thân người bệnh cảm nhận yếu nửa người, nói khó nên đã đến cấp cứu tại Đơn vị Đột quỵ và Can thiệp mạch máu - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E.

Theo thông tin từ VietNamNet, tối 18/12, Bệnh viện E tiếp nhận người đàn ông 34 tuổi (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện với biểu hiện đột qụy.

Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân, làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết xác định người này bị đột quỵ não. Trước đó, bệnh nhân yếu nửa người, nói khó khi đang chơi thể thao tại cơ quan sau giờ làm việc.

Người xung quanh cho rằng bệnh nhân trúng gió nhưng bản thân người bệnh cảm nhận yếu nửa người, nói khó nên đã đến cấp cứu tại Đơn vị Đột quỵ và Can thiệp mạch máu - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E.

Bệnh nhân được chẩn đoán tắc mạch máu não cấp đến viện trong “thời gian vàng” sau 25 phút kể từ khi khởi phát triệu chứng ban đầu. Anh được chụp CT và chỉ định sử dụng thuốc tiêu huyết khối giúp tái tưới thông mạch máu não.

Người đàn ông 34 tuổi đột quỵ khi đang chơi bóng bàn, bác sĩ tiết lộ điều ai cũng phải biết để tránh gặp nguy trong mùa lạnh - Ảnh 1
Bệnh nhân được chẩn đoán tắc mạch máu não cấp đến viện trong “thời gian vàng” sau 25 phút kể từ khi khởi phát triệu chứng ban đầu - Ảnh: VietNamNet

Dẫn tin từ Người Đưa Tin, ThS.BS Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E cho biết, thời tiết biến đổi thất thường như những ngày vừa qua khiến số người nhập viện gia tăng đột biến, nhất là các bệnh lý về đột quỵ não và tim mạch. Vì thế, để phòng tránh đột quỵ não và tim mạch mùa lạnh, người dân cần tầm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, thuốc lá, bia rượu, chất kích thích…

Trong khoảng thời gian vàng từ dưới 3 giờ đến 4,5 giờ đầu sau khi khởi phát đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi rất cao. Với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường,... nếu thấy những dấu hiệu như đột ngột nói khó, liệt ½ người, nhìn mờ một bên mắt, liệt nửa mặt… thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm.

Người đàn ông 34 tuổi đột quỵ khi đang chơi bóng bàn, bác sĩ tiết lộ điều ai cũng phải biết để tránh gặp nguy trong mùa lạnh - Ảnh 2
Thời tiết biến đổi thất thường như những ngày vừa qua khiến số người nhập viện gia tăng đột biến, nhất là các bệnh lý về đột quỵ não và tim mạch - Ảnh minh họa: Internet

Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết, vì thế, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí dẫn tới là tử vong. Do đó, bệnh nhân đột quỵ cần được sớm đưa vào bệnh viện để các bác sĩ cứu chữa trong thời gian vàng này.

Dấu hiệu phổ biến để nhận biết đột quỵ cần đi viện là:

- Liệt mặt đột ngột, giảm hoặc mất thị lực ở một mắt và/hoặc hai mắt (nhìn đôi,...).

- Yếu đột ngột của một cánh tay hoặc một chân, có thể bị tê, yếu hoặc tê liệt hoàn toàn.

- Rối loạn phát âm (mất ngôn ngữ hoặc loạn vận ngôn).

- Mất cảm giác ở một bộ phận cơ thể.

- Trong một số trường hợp, tai biến mạch máu não được biểu hiện bằng sự khởi đầu đột ngột của dáng đi không ổn định, ngã, rối loạn thăng bằng hoặc chóng mặt.

Người đàn ông bị đột quỵ, gia đình chọc dái tai nặn máu không bớt mới đưa đi cấp cứu, suýt trễ giờ vàng

Người đàn ông được đưa tới Trung tâm Đột quỵ trong tình trạng ý thức chậm chạp, liệt hoàn toàn nửa người phải, nói khó, vị trí dái tai chảy máu.

TIN MỚI NHẤT