Đối tượng F1 của BN791 lẩn trốn ở Hà Nội

Sống khỏe 12/08/2020 21:14

Ngô Thái Nguyên (SN 1988, quê quán ở Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) là đối tượng tiếp xúc gần với BN791 mắc Covid–19 đã được lực lượng Công an tìm thấy ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Ngày 12/8, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đối tượng Ngô Thái Nguyên, người có tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân 791 mắc Covid-19 mới bị bắt ở quận Hoàng Mai, (Hà Nội). Trung tâm Phòng chống bệnh tật (CDC) tỉnh này đang phối hợp CDC Hà Nội để truy vết tìm những người liên quan đến đối tượng này.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền thông tin Ngô Thái Nguyên (SN 1988, quê quán ở Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) là trường hợp F1 với bệnh nhân Covid-19 thứ 791 đã đến Huế. Công an tỉnh Quảng Bình sau đó đã nhờ hỗ trợ và lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã vào cuộc xác minh, làm rõ.

Đối tượng F1 của BN791 lẩn trốn ở Hà Nội - Ảnh 1

Đã tìm được F1 của BN791 (Ảnh minh họa)

 Sau thời gian ngắn thu thập thông tin, cơ quan chức năng xác định Ngô Thái Nguyên có hộ khẩu đăng ký thường trú tại phường Thuận Hòa, (TP. Huế). Vào ngày 5/8, Nguyên đi xe khách từ Hà Nội về Quảng Bình và trên chuyến xe này có bệnh nhân 791. Khi đến Lệ Thủy, Nguyên xuống xe. Ngày 6/8 đối tượng này bắt xe từ Lệ Thủy vào TP. Huế để gặp vợ ở nhà trọ khu vực phường Thủy Xuân, TP. Huế sau đó ra lại Quảng Bình.

Ngày 12/8, cơ quan chức năng đã tìm thấy đối tượng Ngô Thái Nguyên ở quận Hoàng Mai, (Hà Nội).  

Hiện CDC Thừa Thiên Huế đã tiếp cận và xác định có 4 người ở địa bàn tiếp xúc với Nguyên nên được yêu cầu cách ly theo quy định.

Ngô Thái Nguyên là đối tượng liên quan đến ma túy, đã từng chấp hành án phạt tù. Nguyên thường ở với cha nhưng do mâu thuẫn nên hơn 1 tháng nay bỏ đi lang thang. Vì lý do trên mà Nguyên lo sợ, tìm cách lẩn trốn, không chịu hợp tác với cơ quan chức năng trong vấn đề khai báo, cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid–19.

Vaccine COVID-19 của Nga: Không chứa thành phần SARS-CoV-2, người Nga được tiêm "hoàn toàn miễn phí"

Theo Bộ Y tế Nga, vaccine Sputnik V không chứa các thành phần của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 nhưng có khả năng tạo ra miễn dịch lâu dài.

TIN MỚI NHẤT