Ngải cứu có tác dụng gì? Khi sử dụng bạn cần lưu ý những gì?

Sức khỏe 31/07/2020 14:29

Ngải cứu là loại thảo dược có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian từ xưa đến nay. Vậy ngải cứu có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

Từ lâu ngải cứu đã được xem là một loại thảo dược có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe con người. Tác dụng của ngải cứu phủ sóng trong nhiều lĩnh vực từ làm đẹp, sức khỏe cho đến y học. Tuy nhiên ngải cứu vẫn còn ẩn chứa nhiều nghi vấn về độ an toàn. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu ngải cứu có tác dụng gì và cần lưu ý những gì khi sử dụng trong bài viết sau.

ngai cuu co tac dung gi 1
Ngải cứu có tác dụng gì? Khi sử dụng bạn cần lưu ý những gì? - Ảnh minh họa: Internet

Ngải cứu là gì?

Ngải cứu là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Đây là loại cỏ có giá trị cao, mùi đặc biệt, thân có màu trắng hoặc xanh bạc, lá màu vàng – xanh, còn hoa có màu sáng hay vàng nhạt. Ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, tác dụng cầm máu, giảm đau, khứ hàn... Ngoài ra khi phơi khô, vò nát còn dùng được trong cứu pháp của châm cứu.

ngai cuu co tac dung gi 2
Ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng cầm máu, giảm đau, khứ hàn - Ảnh minh họa: Internet

Ngải cứu có tác dụng gì?

Ngải cứu là một loại thảo có nhiều lợi ích với sức khỏe con người nếu biết sử dụng đúng cách. Sau đây là một vài tác dụng phổ biến của ngải cứu.

Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình thường có các biểu hiện như: chóng mặt, mất cân bằng, mất phương hướng, thay đổi thính giác, rối loạn thị lực… Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu muốn chữa bệnh này bằng các bài thuốc dân gian thì không thể không nhắc đến ngải cứu. Với những dược tính vốn có, ngải cứu có thể hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả.

Để thực hiện bệnh nhân chỉ cần chuẩn bị: 1 bó ngải cứu, 1/3 rổ lá khuynh diệp, 1/3 rổ lá bưởi, các vật dụng xông hơi. Sau đó thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi cho vào nồi.
  • Bước 2: Đổ nước ngập vừa phải rồi tiến hành đun sôi từ 15 đến 20 phút.
  • Bước 3: Cuối cùng dùng thành phẩm để xông hơi 20 phút.
ngai cuu co tac dung gi 3
Rối loạn tiền đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của bạn - Ảnh minh họa: Internet

Ngải cứu trị mụn

Để trị mụn bạn chỉ cần chuẩn bị lượng ngải cứu vừa đủ. Sau đó tiến hành sơ chế sạch sẽ, tiếp theo là giã nát rồi đắp lên mặt, giữ khoảng 20 phút. Cuối cùng là rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện đúng cách và liều lượng phù hợp sẽ giúp bạn có một làn da trắng sáng và hồng hào.

ngai cuu co tac dung gi
Nếu rửa mặt đúng cách với ngải cứu sẽ giúp bạn có một làn da tươi sáng - Ảnh minh họa: Internet

Ngải cứu rang muối chữa đau lưng

Ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc chữa chứng đau lưng. Bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu như: ngải cứu, muối hột, vải mềm. Sau đó tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Sơ chế sạch ngải cứu rồi để ráo.
  • Bước 2: Rang nóng hỗn hợp ngải cứu và muối với tỉ lệ phù hợp.
  • Bước 3: Sau đó bọc ngay hỗn hợp trên vào vải và chườm lên chỗ đau trước khi ngủ. Nếu nguội bạn có thể rang lại và thực hiện 2 đến 3 lần. Khi dùng cách này cần lưu ý để tránh bị bỏng, trước khi chườm nóng bạn nên đắp 1 miếng khăn lên chỗ chườm và không nên để hỗn hợp quá nóng.
ngai cuu co tac dung gi 5
Chữa đau lưng bằng ngải cứu và muối hột là cách tiện lợi và ít tốn kém - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài cách chữa đau lưng bằng ngải cứu và muối hột, bạn có thể tìm hiểu các cách khác cũng khá hiệu quả như: chữa đau lưng bằng ngải cứu và giấm, ngải cứu và mật ong…

Ngải cứu có tác dụng giảm đau

Từ lâu ngải cứu đã được dùng trong việc giảm đau, kháng viêm, đặc biệt là giảm đau các bệnh viêm xương khớp. Tuy nhiên không nên bôi ngải cứu trực tiếp lên da vì thành phần dược tính cao có thể gây bỏng da và khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài các công dụng nói trên, ngải cứu còn nhiều lợi ích khác có thể kể đến như: giúp lưu thông máu lên não, điều kinh, hỗ trợ người suy nhược cơ thể, kém ăn, trị ho, cảm cúm, đau đầu…

Lưu ý khi dùng ngải cứu

Do nồng độ các hợp chất quá cao nên sẽ rất nguy hiểm nếu dùng ngải cứu sai cách và quá liều. Khi sử dụng bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

Tình trạng cơ thể

Nếu bạn là người dị ứng với các thành phần hóa học của ngải cứu hoặc người đang mang thai, đang cho con bú, động kinh, bệnh về tim, thận… thì không nên sử dụng ngải cứu. Vì sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hại do dược tính của ngải cứu có thể phản ứng với thuốc đang điều trị bệnh của bệnh nhân, nguy cơ gây sảy thai, co giật, suy thận, buồn nôn…

Liều lượng

Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu để đưa ra con số cụ thể cho liều lượng sử dụng ngải cứu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ước lượng việc sử dụng ngải cứu của mình, không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có thành phần ngải cứu quá 4 tuần.

Lời khuyên của chuyên gia

Bên cạnh một số lợi ích thì ngải cứu vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra độ an toàn và cách sử dụng ngải cứu hợp lý. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bản thân hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.

ngai cuu co tac dung gi 6
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng ngải cứu để đảm bảo an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Bất kỳ một loại thảo dược nào cũng có tính hai mặt, lợi và hại, điều này tùy thuộc vào cách sử dụng của bạn. Vì vậy, hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản trong việc sử dụng ngải cứu và đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tận dụng tối đa hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các nguy cơ. Mong những chia sẻ trong bài viết trên về chủ đề “ngải cứu có tác dụng gì?” có thể giúp ích cho các bạn.

Bà đẻ ăn ngải cứu lợi đủ đường, nhất định phải thực hiện ngay nếu không sẽ tiếc hùi hụi

Bà bầu 3 tháng đầu được khuyên nên kiêng ngải cứu tránh sảy thai. Vậy, sau sinh bà đẻ ăn ngải cứu được không, ăn như thế nào thì tốt?

TIN MỚI NHẤT