Hy hữu tình trạng 'ngạt nước trên cạn', bác sĩ cảnh báo nguy hiểm, vào viện đã vô phương cứu chữa

Sức khỏe 01/08/2023 11:28

Nếu không phát hiện kịp thời, rối loạn nuốt sẽ gia tăng nguy cơ viêm phổi hít tử vong cho bệnh nhân, hoặc gây các biến chứng về hô hấp, tàn phế, trầm cảm…

Theo thông tin từ Dân Trí, tại Hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2023 của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, điều dưỡng Lư Ngọc Huyền, khoa Nội thần kinh đã có bài báo cáo liên quan đến tình hình điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ.

Theo đó, rối loạn nuốt là tình trạng các giai đoạn ăn, nuốt bị suy giảm và rối loạn. Đây là biến chứng thường gặp của bệnh nhân đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Thống kê từ y văn thế giới, tình trạng đột quỵ ngày càng trẻ hóa, khi đã có những trường hợp chỉ mới 16-18 tuổi bị đột quỵ. Tỷ lệ chung bị rối loạn nuốt của bệnh nhân đột quỵ trên toàn cầu là 23-65%.

Hy hữu tình trạng 'ngạt nước trên cạn', bác sĩ cảnh báo nguy hiểm, vào viện đã vô phương cứu chữa - Ảnh 1
Quá trình nuốt thức ăn bình thường - Ảnh: Sức khoẻ đời sống

Riêng tại khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, trung bình mỗi tháng có khoảng 180 trường hợp vào điều trị đột quỵ. Trong đó, hơn 40% bệnh nhân gặp biến chứng rối loạn nuốt.

Điều dưỡng Lư Ngọc Huyền cho biết, tất cả bệnh nhân đột quỵ khi nhập viện đều được đánh giá tình trạng rối loạn nuốt, dựa vào thang điểm GUSS (Gugging Swallowing Screen).

Cụ thể, bệnh nhân sẽ được theo dõi việc nuốt gián tiếp và trực tiếp các thức ăn lỏng, sệt và rắn, kiểm tra tình trạng tri giác, nuốt nước bọt, khả năng ho và tự làm sạch họng. Khi bệnh nhân được chấm 0-9 điểm (trên thang 20 điểm) sẽ được kết luận rối loạn nuốt nặng, nguy cơ hít sặc cao.

Nếu không phát hiện kịp thời, rối loạn nuốt sẽ gia tăng nguy cơ viêm phổi hít tử vong cho bệnh nhân, hoặc gây các biến chứng về hô hấp, tàn phế, trầm cảm…

"Đã từng có những trường hợp bệnh nhân rối loạn nuốt tại nhà nhưng gia đình không biết và cho ăn, khiến bệnh nhân bị sặc rồi lâm dần vào tím tái. Tình trạng này thường được gọi là "ngạt nước trên cạn".

Khi vào viện, bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở và không thể cứu chữa", thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Văn Tân, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định dẫn chứng.

Hy hữu tình trạng 'ngạt nước trên cạn', bác sĩ cảnh báo nguy hiểm, vào viện đã vô phương cứu chữa - Ảnh 2
 Rối loạn nuốt là tình trạng các giai đoạn ăn, nuốt bị suy giảm và rối loạn - Ảnh: Dân Trí

Dẫn tin từ Sức khoẻ Đời sống, có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra rối loạn nuốt. Thường gặp nhất là do các bệnh lý sau:

- Đột quỵ.

- Chấn thương sọ não.

- Chấn thương tuỷ sống.

- Parkinson.

- Bại não.

- Sa sút trí tuệ.

- Các khối u hoặc sẹo mổ ở vùng miệng, họng, thực quản.

Các biểu hiện của rối loạn nuốt

Rối loạn nuốt, đặc biệt là hít sặc, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Do đó, chúng ta cần biết các biểu hiện của rối loạn nuốt để từ đó có các biện pháp phòng ngừa và điều trị. Các biểu hiện điển hình, thường gặp nhất của rối loạn nuốt bao gồm:

- Ho trong khi hay ngay sau khi ăn hoặc uống.

- Hắng giọng liên tục sau khi ăn hoặc uống.

- Thay đổi giọng nói sau khi ăn hoặc uống (giọng nói trở nên "ẩm ướt") .

- Có cảm giác ngẹn ở họng hay ở sau xương ức sau khi ăn hoặc uống.

- Thời gian nhai và nuốt thức ăn lâu hơn đáng kể so với bình thường.

- Thức ăn, nước uống trào ra khỏi miệng trong khi ăn uống.

- Còn thức ăn ứ đọng trong khoang miệng sau khi ăn.

- Khó thở sau khi ăn hoặc uống.

Các hậu quả của rối loạn nuốt

Rối loạn nuốt có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như:

- Sợ ăn uống, đặc biệt khi phải ăn uống cùng với người khác.

- Suy dinh dưỡng.

- Trầm cảm, tự cô lập, xa lánh xã hội.

- Hít sặc, dẫn tới viêm phổi, suy hô hấp, có thể gây tử vong. Đặc biệt là ở những người bệnh cao tuổi, do phản xạ ho kém nên có thể bị tình trạng "hít sặc thầm lặng", nghĩa là không có biểu hiện gì rõ ràng và rất khó phát hiện cho đến khi đã có biến chứng.

Cứu sống trẻ sinh non mắc bệnh lý nặng hiếm gặp

Sáng ngày 1/8, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, các bác sĩ của đơn vị vừa điều trị thành công, cứu sống một trẻ sơ sinh mắc bệnh hiếm gặp xoắn nghẹt ruột non do thoát vị nội qua khiếm khuyết tự nhiên ở mạc treo kèm tắc ruột phân su.

TIN MỚI NHẤT